Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày hội đọc sách?

Ngày hội đọc sách có nguồn gốc và ý nghĩa? Người sử dụng lao động muốn người lao động làm thêm giờ phải có sự đồng ý những nội dung?

Đăng bài: 13:30 09/04/2025

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày hội đọc sách?

Căn cứ Quyết định 284/QĐ-TTg năm 2014 (Đã hết hiệu lực), Chính phủ quyết định lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam.

Căn cứ Quyết định 1862/QĐ-TTg năm 2021, Chính Phủ ký quyết định chọn ngày 21 tháng 4 hằng năm làm ngày hội đọc sách (Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam) nhằm lan tỏa trên phạm vi toàn quốc.

Căn cứ Điều 1 Quyết định 1862/QĐ-TTg năm 2021, tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” vào ngày 21 tháng 4 hằng năm trên phạm vi toàn quốc nhằm:

- Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

- Tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Ngoài nguồn gốc và ý nghĩa của ngày hội đọc sách, căn cứ Điều 2 Quyết định 1862/QĐ-TTg năm 2021 việc tổ chức thực hiện như sau:

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm tại địa phương.

- Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Thư viện Việt Nam chỉ đạo các tổ chức thành viên trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc hằng năm; tuyên truyền, khuyến khích việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trên là thông tin nguồn gốc và ý nghĩa của ngày hội đọc sách.

>> Ngày hội đọc sách là ngày nào?

>> 5 mẫu bài viết về ngày hội đọc sách ngắn gọn năm 2025 dành cho học sinh?

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày hội đọc sách?

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày hội đọc sách? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động muốn người lao động làm thêm giờ phải có sự đồng ý những nội dung nào?

Căn cứ Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
...

Như vậy, người sử dụng lao động được phép yêu cầu làm thêm giờ mà không cần sự đồng ý của người lao động nếu thuộc trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên, trong trường hợp thông thường, phải có sự đồng ý của người lao động về những nội dung sau:

- Thời gian làm thêm;

- Địa điểm làm thêm;

- Công việc làm thêm.

Tiền lương làm thêm giờ ngoài giờ làm việc bình thường, không vào ban đêm của ngày hội đọc sách được tính như thế nào?

Căn cứ Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:

- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số giờ làm thêm

Trong đó:

+ Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

+ Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

- Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

12 Huỳnh Hữu Trọng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...