Đại lễ Phật đản: Đức Phật đản sanh ngày nào?

Đại lễ Phật đản: Đức Phật đản sanh ngày nào âm lịch? Lễ Phật đản năm 2025 là ngày nào? Ý nghĩa đại lễ Phật đản?

Đăng bài: 04:30 06/05/2025

Đại lễ Phật đản: Đức Phật đản sanh ngày nào?

Đại lễ Phật đản được các chùa tổ chức từ ngày mùng 8 4 đến 15 4 âm lịch. Vậy ngày nào mới là ngày Đức Phật đản sanh? Dưới đây là thông tin về Đại lễ Phật đản: Đức Phật đản sanh ngày nào:

[1] Đức Phật đản sanh ngày nào?

- Theo đó, trong kinh văn không nói chuyện cụ thể là Đức Phật đản sinh ngày nào, mà chỉ viết là ngày trăng tròn tháng Vesak.

- Ngày trăng tròn tháng Vesak là tháng 2 của Myanmar, là tháng 6 của Thái Lan, Lào, trùng với tháng 5 dương lịch. Ngày trăng tròn cũng không ước lượng chính xác ngày nào, mà chỉ là ước lệ nên có sự chênh lệch.

- Bên cạnh đó, sự chênh lệch lịch sử trên 3.000 năm nên ngày Phật đản chính xác là ngày mùng 8 4 hay 15 4 âm lịch cũng không được xác định rõ ràng. Thay vào đó, hiện nay, Phật đản không còn là 1 ngày mà GHPGVN tổ chức thành mùa Phật đản, kéo dài từ mùng 8 4 đến 15 4 âm lịch.

- Ở góc độ lý luận khác, Phật giáo Nam truyền gọi lễ Phật đản là đại lễ Vesak – tháng Vesak của Ấn Độ cũng được gọi là lễ tam hợp (tháng Đức Phật ra đời, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết bàn cùng trong tháng Vesak).

- Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền cho rằng Đức Phật ra đời vào tháng 4, Đức Phật nhập Niết bàn vào tháng 2 âm lịch và thành đạo vào tháng chạp. Do vậy, người ta lấy ngày mùng 8 4 là ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

- Tuy nhiên, từ năm 1950, Hội Liên hữu Phật giáo thế giới đã công nhận ngày trăng tròn tháng 4 là ngày Đức Phật ra đời. Từ đó, Phật giáo Việt Nam lấy ngày trăng tròn tức là ngày rằm tháng 4 là ngày quyết định cho sự kiện này.

[2] Lễ Phật đản năm 2025 là ngày nào?

- Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay diễn ra từ ngày mùng 9 đến 11/4 Âm lịch năm Ất Tỵ (tức từ 6 đến 8 5 2025 Dương lịch) ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.

- Còn theo Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025 là từ ngày mùng 1/4 đến 15/4 Âm lịch năm Ất Tỵ (tức từ 28/4 đến 12/5/2025 Dương lịch).

- Tuần lễ Phật đản năm 2025 diễn ra từ ngày 8/4 đến 15/4 Âm lịch (tức ngày 5/5 đến 12/5/2025 Dương lịch).

- Chính lễ Phật đản là ngày 15/4 Âm lịch (tức 12/5 Dương lịch). Đây là ngày quan trọng để tưởng niệm và kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Xem chi tiết Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025 tại đây: Tải về

[3] Ý nghĩa đại lễ Phật đản?

- Trong nguyên bản của bài kinh, khi Đức Phật bước xuống đi 7 bước có 7 hoa sen thì hoa sen biểu trưng cho sự thuần khiết; bên cạnh đó, 7 bước đi cũng thể hiện chân lý lời dạy của Đức Thế Tôn vượt qua không gian (đông, tây, nam, bắc) và vượt thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai).

- Những lời dạy của Ngài không bị lỗi thời theo năm tháng. Đó cũng là lý do là giáo lý của Đức Thế Tôn thì chỉ có một, nhưng những người xuất gia tu hành, hôm nay đọc thì hiểu và cảm nhận thế này, nhưng ngày mai khi thời thế khác, cuộc sống biến động, đọc lại thì vẫn có những cảm nhận mới.

- Đại lễ Phật đản có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, đặc biệt là đối với những người theo đạo Phật. Đại lễ này thể hiện sự tôn kính, tri ân và báo ân đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người được Liên Hợp Quốc tôn vinh và thế giới ca ngợi về đạo đức từ bi cũng như tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, nhân văn.

- Đại lễ Phật đản là dịp để mỗi người con Phật tự nhận diện lại chính mình. Hoạt động tắm nước thơm cho tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh là một biểu tượng giúp mỗi người trở về với chính bản thân.

- Việc tắm tượng Phật không phải là tắm cho Đức Phật thật sự, mà là một hành động tượng trưng. Đức Phật không cần được tắm và ngài không hiện diện trong pho tượng. Thực chất, việc tắm tượng Phật Thích Ca sơ sinh là tắm biểu trưng, gọi là tắm Phật nhưng thực ra là tắm cho chính mình.

- Ba gáo nước thơm dùng để tắm Phật mang những ý nghĩa sâu sắc: Gáo nước đầu tưới vào vai và tay trái để gột rửa mọi điều sai trái. Gáo nước thứ hai tưới vào vai và tay phải để làm cho những điều tốt càng thêm tốt đẹp hơn. Gáo nước thứ ba tưới vào đầu để tâm trí thanh tịnh, sáng suốt.

- Như vậy, việc tắm Phật chính là để tự làm sạch và làm mới bản thân. Sau khi thực hiện nghi lễ tắm Phật, mỗi người sẽ cảm thấy bản thân mới mẻ, sạch sẽ, tươi sáng và minh mẫn hơn. Trên khắp thế giới, những người con Phật cùng nhau chăm lo cho Đại lễ Phật đản, thể hiện tâm nguyện tốt đẹp vì một cuộc sống hòa bình, an vui.

- Đại lễ Phật đản là dịp thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác hòa bình và hạnh phúc. Trong mùa Phật đản, các Phật tử khắp nơi thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ và động viên nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.

- Đại lễ Phật đản đề cao tinh thần tương trợ, khắc phục khó khăn và xây dựng cuộc sống an vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

- Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo - Phật, Pháp, Tăng - qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng. Họ cũng thực hành ăn chay, giữ ngũ giới, bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà và tiền cho những người yếu thế trong cộng đồng.

Ngoài Đức Phật đản sanh ngày nào? còn có chương trình Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Đại lễ Phật đản: Đức Phật đản sanh ngày nào? (Hình tù Internet)

Hồ sơ đăng ký tổ chức Đại lễ Phật Đản có cần văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký tố chức sự kiện như sau:

Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội

Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm:

1. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.

2. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

3. Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.

4. Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).

5. Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).

Theo đó, Đại lễ Phật Đản có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Do đó, hồ sơ đăng ký tổ chức Đại lễ Phật Đản cần phải có văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).

Xem thêm:

>> Lễ cung đón xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tổ chức ở đâu? Nhân viên kinh doanh bảo hiểm có được nghỉ vào ngày này không?

>> Lịch trình Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự mới nhất?

15 Huỳnh Mai Đoan Trang

Từ khóa: Đức Phật đản sanh ngày nào Đại Lễ Phật Đản Đức Phật đản sanh Đại lễ Vesak 15 4 âm lịch mùng 8 4 Đức Phật nhập Niết bàn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...