Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Giá trị thặng dự là gì? Một vài ví dụ thực tế về giá trị thặng dư?
Giá trị thặng dự là gì? Một vài ví dụ thực tế về giá trị thặng dư trong đời sống?
Giá trị thặng dư là gì? Một vài ví dụ về giá trị thặng dư?
Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học Mác, chỉ phần giá trị mà người lao động tạo ra vượt quá giá trị sức lao động của họ, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt mà không trả công. Đây được xem là nguồn gốc của lợi nhuận và thể hiện sự bóc lột lao động trong chủ nghĩa tư bản.
Có hai phương pháp chính để tạo ra giá trị thặng dư:
- Giá trị thặng dư tuyệt đối: Tăng giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động của công nhân vượt quá thời gian cần thiết để bù đắp giá trị sức lao động của họ.
- Giá trị thặng dư tương đối: Tăng giá trị thặng dư bằng cách nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hóa, từ đó giảm giá trị sức lao động
Công thức tính giá trị thặng dư (M):
M = W - (C + V) |
- W: Tổng giá trị hàng hóa (do công nhân tạo ra).
- C: Tư bản bất biến (chi phí nguyên liệu, máy móc, hao mòn...).
- V: Tư bản khả biến (tiền lương trả cho công nhân).
Ví dụ về giá trị thặng dư
- Một công nhân làm việc 8 tiếng/ngày, được trả 200.000 đồng/ngày.
- Trong ngày làm việc đó, họ tạo ra được sản phẩm (áo quần) mà công ty bán ra thị trường với tổng giá trị 800.000 đồng.
Tính giá trị thặng dư:
- Giá trị mới tạo ra = 800.000 đồng
- Giá trị sức lao động = 200.000 đồng
- Giá trị thặng dư = 800.000 – 200.000 = 600.000 đồng
=> Vậy, công ty đã thu được 600.000 đồng giá trị thặng dư từ công sức lao động của người công nhân.
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư
m' = M / V x 100% |
Trong đó
- m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
- M là giá trị thặng dư
- V là tư bản khả biến (tiền lương trả cho công nhân).
Hoặc
m’ = t’ / t x 100% |
Trong đó:
- m': tỷ suất giá trị thặng dư (hay còn gọi là mức độ bóc lột lao động)
- t’: thời gian lao động thặng dư – phần thời gian người lao động làm ra giá trị không được trả công
- t: thời gian lao động tất yếu – phần thời gian người lao động làm ra giá trị đủ để tái sản xuất sức lao động của họ (được trả công)
Ví dụ 1: Công nhân làm 8 giờ/ngày
- 4 giờ đầu làm ra sản phẩm đủ để "bù" cho tiền lương → 4 giờ là thời gian lao động tất yếu (t)
- 4 giờ sau làm tiếp, sản phẩm làm ra thuộc về nhà tư bản → 4 giờ là thời gian lao động thặng dư (t’)
m’ = 4 / 4 x 100% = 100% |
=> Tức là nhà tư bản thu được 100% giá trị thặng dư so với phần trả công.
Ví dụ 2: Nhân viên làm việc tại quán cà phê
- Làm 9 tiếng/ngày, trong đó:
- 3 tiếng đầu là thời gian tạo ra giá trị tương đương lương nhận được (tất yếu)
- 6 tiếng còn lại là thời gian tạo ra lợi nhuận cho chủ quán (thặng dư)
m’ = 6 / 3 x 100% = 200% |
=> Chủ quán thu được 200% giá trị thặng dư, tức là gấp đôi chi phí trả cho nhân viên.
Trên đây là phần thông tin tham khảo về Giá trị thặng dư là gì? Một vài ví dụ về giá trị thặng dư?
Giá trị thặng dư là gì? Một vài ví dụ về giá trị thặng dư? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc bình thường tối đa của người lao động là bao nhiêu giờ?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Thời giờ làm việc bình thường tối đa của người lao động như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Trường hợp làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];