Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Thuế đối ứng Mỹ giảm 10% với Việt Nam có tác động gì đến thị trường chứng khoán?
Thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động ra sao khi Mỹ giảm thuế đối ứng xuống 10% đối với Việt Nam?
Thuế đối ứng Mỹ giảm 10% với Việt Nam có tác động gì đến thị trường chứng khoán?
Trưa ngày 9/4 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ đã tuyên bố trong bài đăng trên mạng xã hội Truth rằng sẽ nâng mức thuế quan với Trung Quốc lên 125% trước thông báo áp thuế với hàng hóa Mỹ lên 84% của nước này. Không những vậy, Donald Trump còn thông báo rằng sẽ giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia không trả đũa.
Việc tạm dừng thuế đối ứng này được coi là một phần trong chiến lược rộng lớn của Tổng thống Mỹ khi nhằm đạt được các thỏa thuận thương mại công bằng hơn và bảo vệ lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ.
- Cụ thể, chỉ số Nasdaq Composite tăng vọt – mức tăng cao nhất trong vòng 24 năm qua.
- Chỉ số S&P 500 ghi nhận mức tăng ấn tượng 9,52%, trong khi chỉ số DJIA cũng tăng mạnh 7,87%.
Động thái này cho thấy thị trường phản ứng tích cực trước thông tin Tổng thống Hoa Kỳ thông báo hoãn áp thuế trong 90 ngày đối với nhiều quốc gia, ngoại trừ một vài trường hợp cụ thể.
Tác động lan tỏa của thông tin này cũng đã nhanh chóng ảnh hưởng đến khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại thị trường trong nước, phiên giao dịch sáng ngày 10/4 ghi nhận tín hiệu hồi phục rõ rệt.
Chỉ sau chưa đầy 30 phút mở cửa, chỉ số VN30-Index đã tăng mạnh, đạt 1.249 điểm – tức tăng hơn 81 điểm, tương đương 6,9% so với phiên trước đó.
Diễn biến này cho thấy tâm lý tích cực đã quay trở lại với giới đầu tư trong nước sau nhiều phiên biến động mạnh. Việc các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ được điều chỉnh, cùng với tín hiệu hoãn áp thuế tạm thời, đang tạo ra kỳ vọng về một chu kỳ ổn định hơn cho môi trường thương mại toàn cầu và khu vực.
Thuế đối ứng Mỹ giảm 10% với Việt Nam có tác động gì đến thị trường chứng khoán?
Quy định về việc lập báo cáo tài chính khi chào bán chứng khoán ra công chúng?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Chứng khoán 2019 quy định về báo cáo tài chính như sau:
[1] Báo cáo tài chính được lập theo quy định của pháp luật về kế toán.
[2] Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán.
[3] Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính là ý kiến chấp nhận toàn phần; trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không ảnh hưởng đến điều kiện chào bán; tổ chức phát hành phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ.
[4] Trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề.
[5] Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đầy đủ và hợp lệ đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá 90 ngày, tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất.
Quy định mới về báo cáo tài chính kế toán từ ngày 01/01/2025?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định về báo cáo tài chính như sau:
[1] Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo nguyên tắc và mẫu biểu quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC, phản ánh toàn bộ thông tin, số liệu các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong năm của đơn vị kế toán.
[2] Đối tượng lập báo cáo tài chính
Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở thông tin, số liệu đã khóa sổ kế toán vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm (31/12). Đơn vị hạch toán phụ thuộc phải cung cấp thông tin, số liệu cho đơn vị kế toán để lập báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.
[3] Mục đích của báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính dùng để cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị kế toán cho lãnh đạo đơn vị, cơ quan có thẩm quyền và những đối tượng có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình tài chính của đơn vị kế toán.
- Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính giúp tăng cường tính minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị kế toán về việc tiếp nhận và sử dụng tất cả các nguồn lực tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị kế toán cấp trên và cung cấp thông tin, số liệu cho lập báo cáo tài chính nhà nước theo quy định.
- Ngoài các mục đích nêu trên, trường hợp cần sử dụng thông tin, số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được lập theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC cho các mục đích cụ thể khác (ví dụ như mục đích tính thuế), thì người sử dụng báo cáo tài chính cần phải xem xét sự phù hợp của thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính với các mục đích cụ thể cần sử dụng thông tin, số liệu.
[4] Nguyên tắc và yêu cầu lập báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được lập căn cứ vào thông tin, số liệu kế toán sau khi đã khóa sổ kế toán.
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Trường hợp trình bày không nhất quán, thì đơn vị kế toán phải thuyết minh rõ lý do.
- Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị kế toán. Đơn vị kế toán phải thuyết minh đầy đủ các thông tin, số liệu đã trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.
- Thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC phải bao gồm toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong phạm vi đơn vị kế toán. Số liệu trình bày trên các chỉ tiêu của báo cáo tài chính phải phù hợp và thống nhất với số liệu đã ghi sổ kế toán các tài khoản tương ứng. Việc bỏ sót thông tin, số liệu các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong năm không trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được coi là hành vi để ngoài sổ kế toán.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải bao gồm thông tin tài chính của bản thân đơn vị kế toán và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Riêng các giao dịch nội bộ phát sinh trong năm của đơn vị kế toán phải được loại trừ hết trước khi lập báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.
- Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định, nội dung thông tin, số liệu phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, tin cậy, thông tin, số liệu phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
- Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp làm thay đổi thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được công khai. Trường hợp phải điều chỉnh thông tin, số liệu trình bày trên báo cáo tài chính đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được công khai, thì phải đảm bảo các nguyên tắc điều chỉnh thông tin, số liệu theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC và văn bản hướng dẫn có liên quan.
[5] Kỳ báo cáo
- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính năm cho kỳ kế toán kết thúc vào ngày 31/12 theo quy định của Luật Kế toán 2015.
- Trong một số trường hợp cụ thể đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính theo các kỳ khác theo quy định của pháp luật.
[6] Thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo tài chính năm
- Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
- Nơi nhận báo cáo tài chính năm:
+ Đơn vị kế toán cấp trên.
+ Cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước đối với đơn vị kế toán không có đơn vị kế toán cấp trên, gồm:
++ Đơn vị kế toán thuộc địa phương quản lý nộp báo cáo cho cơ quan tài chính cùng cấp và kho bạc nhà nước nơi giao dịch;
++ Đơn vị kế toán thuộc trung ương quản lý nộp báo cáo cho cơ quan tài chính cùng cấp và kho bạc nhà nước (Cục Kế toán nhà nước).
+ Cơ quan thuế trong trường hợp đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải nộp thuế theo quy định pháp luật thuế.
[7] Phương thức gửi báo cáo tài chính năm
Báo cáo có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan nhận báo cáo.
[8] Công khai báo cáo tài chính năm
Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán được công khai theo quy định của pháp luật kế toán và pháp luật có liên quan.
[9] Danh mục báo cáo, mẫu báo cáo, hướng dẫn lập báo cáo tài chính nêu tại Phụ lục IV “Hệ thống báo cáo tài chính” kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC. Trường hợp đơn vị có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo tài chính theo hướng dẫn riêng hoặc chấp thuận của Bộ Tài chính.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];