Y học dự phòng là gì?

Y học dự phòng được hiểu như thế nào? Phạm vi hành nghề của bác sỹ y học dự phòng như thế nào? Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng?

Đăng bài: 15:07 28/03/2025

Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y tế dự phòng ra sao? Ngành Y học dự phòng học trường nào?

Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y tế dự phòng ra sao? Ngành Y học dự phòng học trường nào?

(1) Y học dự phòng là gì?

- Y học dự phòng hay còn gọi là phòng ngừa bệnh tật, Tiếng Anh là Preventive healthcare (preventive medicine, prophylaxis) là một lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Song song với Y học điều trị, Y học dự phòng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe để giảm bệnh tật hoặc ngăn chặn và kiểm soát sự tiến triển, giám sát vấn đề sức khỏe, xác định nhu cầu sức khỏe và lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các dịch vụ y tế. Y tế dự phòng bao gồm năm lĩnh vực hoạt động cụ thể (lĩnh vực chuyên môn) là dịch tễ học, quản lý y tế, y học dự phòng, sức khỏe môi trường và nghề nghiệp, và khoa học tăng cường sức khỏe.

- Ngành học này nghiên cứu tổng hợp kiến thức về phương pháp khám chữa bệnh, phòng bệnh khác nhau và mối liên kết giữa chúng nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho quần chúng nhân dân. Ngoài ra, Y học dự phòng cũng được biết đến như là cầu nối giữa y học cổ truyền và y học hiện đại và y tế công cộng và y học cổ truyền.

- Dễ hiểu hơn, Y học dự phòng là chuyên ngành tập trung tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh, phục hồi chức năng cho con người. Với chương trình đào tạo chuyên biệt, những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực Y học dự phòng sẽ là những người nắm rõ những yếu tố khách quan đến chủ quan như là khí hậu, thời tiết, lối sống…để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

(2) Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y tế dự phòng ra sao?

Sau khi tốt nghiệp ngành Y tế dự phòng, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như:

* Chuyên viên Y tế dự phòng

- Chuyên viên y tế dự phòng chủ yếu làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp liên quan đến y tế dự phòng. Công việc của chuyên viên bao gồm:

+ Tiến hành nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe dân số, từ đó đề xuất và xây dựng các chính sách y tế công cộng.

+ Tham gia vào việc thiết kế và triển khai các chương trình nâng cao sức khỏe cộng đồng, bao gồm các chiến dịch giáo dục sức khỏe, chương trình tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

+ Đưa ra các chính sách, giải pháp và các hoạt động thúc đẩy sức khỏe cộng đồng.

* Chuyên viên tiêm chủng

- Chuyên viên tiêm chủng đảm nhận việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua các chương trình tiêm phòng. Làm việc tại các cơ sở y tế công lập, tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tiêm chủng, những chuyên gia này tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và chiến lược tiêm chủng quốc gia như:

+ Nghiên cứu, phân tích dữ liệu dịch tễ học để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm mở rộng phạm vi bao phủ của các chương trình tiêm chủng.

+ Tham gia vào việc thiết kế và triển khai các chiến dịch truyền thông, giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của tiêm chủng.

+ Phát triển các phương pháp tiếp cận mới để đưa dịch vụ tiêm chủng đến gần hơn với mọi đối tượng trong xã hội.

* Chuyên viên sức khỏe môi trường

- Chuyên viên sức khỏe môi trường làm việc tại các cơ quan y tế công, tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp liên quan, các chuyên gia này thực hiện nhiều nhiệm vụ đa dạng. Công việc chính bao gồm:

+ Nghiên cứu và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường như không khí, nước, đất và các chất ô nhiễm đối với sức khỏe con người.

+ Đề xuất và triển khai các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ môi trường.

+ Tham gia vào việc xây dựng chính sách, thiết kế chương trình giáo dục cộng đồng và phối hợp với các ngành liên quan để tạo ra một môi trường sống lành mạnh, an toàn cho mọi người.

* Giáo viên, nhà nghiên cứu

- Các nhà giáo và chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực y học dự phòng là những người có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành thông qua hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ, công việc của chuyên gia bao gồm:

+ Truyền đạt kiến thức chuyên môn cho sinh viên thông qua các khóa học liên quan đến y học dự phòng.

+ Tiến hành các dự án nghiên cứu quan trọng.

+ Tham gia vào quá trình phát triển và đề xuất các giải pháp y tế mới, đóng góp vào việc hoạch định chính sách y tế công cộng.

(3) Ngành Y học dự phòng học trường nào?

Với sự phát triển không ngừng cả ngành y tế và nhu cầu không ngừng tăng cao về chăm sóc sức khỏe, các trường đại học hiện nay không ngừng cập nhật, nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp những khóa học ngành y học dự phòng. Nếu bạn quan tâm đến ngành này, có thể tham khảo một số trường đào tạo ngành Y học dự phòng uy tín tại Việt Nam:

+ Trường Đại học Y Hà Nội

+ Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

+ Trường Đại học Y Thái Bình

+ Trường Đại học Y Dược – ĐH Huế

+ Trường Đại học Y Khoa Vinh

+ Học viện Quân Y

+ Trường Đại Học Y Dược TP. HCM

+ Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

...

Lưu ý: Thông tin về Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y tế dự phòng ra sao? Ngành Y học dự phòng học trường nào? chỉ mang tính chất tham khảo!

Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y tế dự phòng ra sao? Ngành Y học dự phòng học trường nào?

Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y tế dự phòng ra sao? Ngành Y học dự phòng học trường nào? (Hình ảnh từ Internet)

Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng?

Căn cứ theo Chuyên đề 4 Phần I Mục VIII Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng ban hành kèm theo Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022, thì kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng được quy định:

- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

- Kỹ năng tạo động lực làm việc

- Kỹ năng phối hợp trong công việc.

Phạm vi hành nghề của Bác sỹ y học dự phòng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT, thì phạm vi hành nghề của Bác sỹ y học dự phòng được quy định cụ thể như sau:

Phạm vi hành nghề của người hành nghề

1. Bác sỹ y khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bác sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bác sỹ y học dự phòng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bác sỹ răng hàm mặt: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

..

Như vậy, phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Bác sỹ y học dự phòng được quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Xem chi tiết Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT: Tại đây

6 Huỳnh Mai Đoan Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...