Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hướng đẫn tra cứu kết quả Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1?
Cách tra cứu kết quả Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1? Đề thi Đánh giá năng lực 2025 phải tuân thủ các quy định? Nội dung tổ chức thi Đánh giá năng lực 2025?
Hướng đẫn tra cứu kết quả Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1?
Ngày 16 4 2025 Đại học Quốc gia TP HCM sẽ thực hiện công bố kết quả Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1.
Quy định dành cho thí sinh dự thi Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1 năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-HĐTĐGNL năm 2025 của Hội đồng thi Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1 năm 2025.
Xem chi tiết Quyết định 13/QĐ-HĐTĐGNL tại đây.
Tra cứu kết quả Kỳ thi ĐGNL Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1 gồm các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website trang thông tin điện tử chính thức của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM để thực hiện tra cứu.
"https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/dgnl/"
Bước 2: Điền thông tin CCCD và mật khẩu (đây là thông tin thí sinh đã dùng để đăng ký dự thi).
Nếu quên mật khẩu đăng nhập, thí sinh có thể bấm "Quên mật khẩu" để lấy lại tài khoản thông qua email đã đăng ký ban đầu.
Bước 3: Sau khi hoàn thành điền thông tin thành công. Giao diện sẽ hiện lên "Xem kết quả thi". Hệ thống sẽ yêu cầu nhập một số thông tin xác thực bao gồm số CMND/CCCD, địa chỉ email đã sử dụng khi đăng ký thi.
Lưu ý: Thí sinh chọn đúng đợt thi của mình là Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2025 - đợt 1.
Sau khi điền đầy đủ và chính xác các thông tin trên, hệ thống sẽ hiển thị điểm thi của thí sinh.
Từ ngày 21 4 2025, thí sinh có thể chủ động truy cập Cổng thông tin Kỳ thi ĐGNL ĐHQG-HCM tại địa chỉ "http://thinangluc.vnuhcm.edu.vn" để tra cứu và tải Giấy chứng nhận điện tử.
Kỳ thi ĐGNL năm 2025, ĐHQG-HCM không gửi bản giấy Giấy chứng nhận kết quả Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM (Giấy chứng nhận) cho thí sinh như các năm trước. Thay vào đó, thí sinh sẽ được cấp Giấy chứng nhận dạng điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh và các đơn vị tuyển sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý theo xu hướng chuyển đổi số.
Các mốc thời gian Kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM năm 2025 (đợt 2), thí sinh cần lưu ý:
Thời gian mở cổng đăng ký dự thi: 17/4 - 07/5/2025.
Ngày thi: Sáng Chủ Nhật, ngày 01/6/2025.
Địa điểm thi:
- Trung và Nam Trung Bộ: Huế, Bình Định và Khánh Hòa;
- Tây Nguyên: Đắk Lắk và Lâm Đồng;
- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Tây Nam Bộ: Tiền Giang và An Giang.
Hướng đẫn tra cứu kết quả đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1 (Hình từ Internet)
Đề thi Đánh giá năng lực 2025 phải tuân thủ các quy định gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025), (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025) quy định cấu trúc thi tuyển sinh đại học phải đáp ứng như sau:
- Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.
- Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần của nội dung môn toán hoặc môn ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học khác trong chương trình cấp THPT phù hợp với yêu cầu của nhóm ngành, ngành đào tạo; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.
- Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập bám sát và không vượt quá phạm vi kiến thức chương trình THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc phạm vi tuyển sinh.
- Đề thi được xây dựng dựa trên trích xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn, hoặc được xây dựng mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Trong trường hợp tổ chức nhiều đợt thi, hoặc một đợt thi có nhiều đề thi thì các đề thi phải bảo đảm tính tương đương. Câu hỏi thi phải được diễn đạt rõ ràng, không đa nghĩa.
- Đề thi phải được một hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm xây dựng và phải được một hội đồng thẩm định đề thi chịu trách nhiệm thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng ra đề thi và hội đồng thẩm định đề thi phải độc lập với nhau và độc lập với các nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).
Nội dung tổ chức thi Đánh giá năng lực 2025 bao gồm?
Căn cứ Điều 15 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nội dung chủ yếu đề án tổ chức thi Đánh giá năng lực như sau:
Đề án tổ chức thi
1. Đề án tổ chức thi do hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo tổ chức thi ban hành, thể hiện trách nhiệm giải trình và những cam kết của cơ sở đào tạo đối với cơ quan quản lý nhà nước, thí sinh và toàn xã hội về mục đích và các điều kiện bảo đảm chất lượng của kỳ thi; đáp ứng những yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy chế này.
2. Đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, tính chất của kỳ thi (kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi độc lập hay kỳ thi bổ trợ);
b) Kế hoạch tổ chức thi và danh sách các cơ sở đào tạo hợp tác hoặc đã công bố sử dụng kết quả thi;
c) Thông tin và minh chứng cho việc đáp ứng đầy đủ năng lực tổ chức thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy chế này;
d) Nội dung quy chế thi (dưới dạng phụ lục hoặc đường dẫn tới tài liệu trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo);
đ) Hướng dẫn cụ thể cho thí sinh thực hiện các quy trình đăng ký dự thi và tham gia thi, trong đó có quy định mức thu dịch vụ tổ chức thi.
3. Đề án tổ chức thi có thể được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai, nhưng không được gây bất lợi cho thí sinh hoặc làm giảm đi cơ hội tiếp cận kỳ thi thuận lợi và công bằng cho những thí sinh dự tuyển.
Như vậy, nội dung chủ yếu đề án tổ chức thi Đánh giá năng lực bao gồm:
- Mục đích, tính chất của kỳ thi (kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi độc lập hay kỳ thi bổ trợ);
- Kế hoạch tổ chức thi và danh sách các cơ sở đào tạo hợp tác hoặc đã công bố sử dụng kết quả thi;
- Thông tin và minh chứng cho việc đáp ứng đầy đủ năng lực tổ chức thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT;
- Nội dung quy chế thi (dưới dạng phụ lục hoặc đường dẫn tới tài liệu trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo);
- Hướng dẫn cụ thể cho thí sinh thực hiện các quy trình đăng ký dự thi và tham gia thi, trong đó có quy định mức thu dịch vụ tổ chức thi.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];