Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đáp án 50 câu trắc nghiệm cuối khóa Module Giáo dục giới tính năm 2025 chi tiết nhất?
Trắc nghiệm cuối khóa Module Giáo dục giới tính năm 2025 có đáp án chi tiết ra sao? Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định ra sao?
Đáp án 50 câu trắc nghiệm cuối khóa Module Giáo dục giới tính năm 2025 chi tiết nhất?
Dưới đây là toàn bộ đáp án 50 câu trắc nghiệm cuối khóa Module Giáo dục giới tính năm 2025 chi tiết nhất như sau;
I. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Chọn đáp án đúng nhất Nội dung giáo dục giới tính và tình dục toàn diện có mấy lĩnh vực? A. 7 B. 9 C. 8 D. 10 2. Chọn đáp án đúng nhất Chọn từ thích hợp vào dấu “...” “Các giá trị chính là .... hình thành nên các quan niệm đúng đắn hoặc định kiến về giới và tính dục” A. Yếu tố B. Điều kiện C. Nhân tố D. Cơ sở 3. Chọn đáp án đúng nhất Tìm kiếm sự trợ giúp khi là nạn nhân của BLHĐ hay chứng kiến BLHĐ có nghĩa là: A. Một kĩ năng sống còn giúp ta vượt qua khó khăn và thể hiện sự khôn ngoan, dũng cảm. B. Việc sử dụng bạo lực ở mức độ cao hơn để trấn áp bạo lực nhỏ hơn theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”. C. Dùng sức mạnh cơ bắp hay bạo lực tinh thần để gây áp lực, đe dọa trở lại. D. Biểu hiện của sự yếu đuối, ỷ lại, thụ động và khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. 4. Chọn đáp án đúng nhất Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 5. Chọn đáp án đúng nhất Cách tiếp cận toàn diện, tổng thể của giáo dục giới tính và tình dục toàn diện thể hiện ở: A. Huy động toàn bộ nguồn lực con người và kinh tế. B. Tất cả các cấp học, môn học trong nhà trường. C. Nội dung học tập, cách thức thực hiện và đối tượng người học. D. Toàn bộ các chủ đề về giáo dục giới tính và tình dục. 6. Chọn đáp án đúng nhất Đây là giới tính nào? “Người có buồng trứng, nhiễm sắc thể giới tính là XXX” A. Giới tính nam B. Giới tính nữ C. Liên giới tính 7. Chọn đáp án đúng nhất Phương pháp tránh thai nào hiệu quả nhất với nam giới? A. Tính chu kì ngày kinh B. Dùng bao cao su C. Xuất tinh ngoài âm đạo D. Triệt sản nam 8. Chọn đáp án đúng nhất Biểu hiện nào sau đây thuộc bạo lực tình dục: A. Cấm đi vệ sinh. B. Tốc váy, tuột quần áo. C. Lăng mạ, quấy rầy. D. Bắt ép đi trấn lột. 9. Chọn các đáp án đúng Khi xử lý bất hòa, mâu thuẫn mà không cần sử dụng bạo lực, chúng ta cần chú ý những gì? - Luôn chuẩn bị tinh thần (tâm thể) cho việc xử lí các mâu thuẫn phát sinh trong mọi mối quan hệ. - Thấu hiểu cảm xúc của người bị bạo lực. - Thẳng thắn đối thoại, thương lượng với người gây bạo lực. - Dự kiến các phương án giải quyết mâu thuẫn. - Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về sự việc. - Chọn cách xử lí “hai bên cùng thắng” (win - win). 10. Chọn đáp án đúng nhất Đây là cách ứng phó nào với áp lực từ người yêu? “A: Thôi nào, em yêu! Anh biết em muốn chờ thêm một thời gian nữa, nhưng chúng ta đã ở bên cạnh nhau quá lâu rồi. Chúng ta nên làm điều ấy. Đến lúc rồi! Em muốn chờ đến bao giờ nữa? B: Em biết anh muốn, nhưng em đang cảm thấy bị ép buộc. Em không muốn đưa ra quyết định khi bị ép buộc. Chúng ta sẽ nói chuyện về điều này vào lúc khác nhé. Được không?” A. Đàm phán. B. Trì hoãn. C. Từ chối. (… tiếp tục với các câu hỏi khác tương tự ...) II. Đáp án tổng hợp Các khía cạnh của GDGT và TDTD là: Nhận thức, tâm lý, thể chất và xã hội của giới tính và tính dục. Nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường trên cơ sở giới là: Những định kiến giới và sự phân biệt đối xử về giới. Biểu hiện nào sau đây thuộc bạo lực tình dục: Tốc váy, tuột quần áo. 5 bước của kẻ xâm hại tình dục trẻ em qua mạng: [1] Tiếp cận qua các diễn đàn, mạng xã hội. [2] Tạo niềm tin bằng cách khen ngợi, quan tâm, tặng quà và tiền. [3] Tạo sự cảm thông khiến cho đối phương cảm thấy thương hại. [4] Liên tục đòi hỏi mặc dù đã bị từ chối. [5] Uy hiếp, gây áp lực để phải nhượng bộ yêu cầu của họ. Trong tình huống một học sinh bị bạo lực vì yếu đuối trong thể thao, hình thức bạo lực là: Bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần. Đâu không phải là bệnh lây qua đường tình dục? Viêm gan A. Đang cập nhật.... |
Lưu ý: Đáp án 50 câu trắc nghiệm cuối khóa Module Giáo dục giới tính năm 2025 chi tiết nhất chỉ mang tính tham khảo!
Xem thêm
>>>02 mẫu viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN 12 năm 2025 đạt chuẩn?
Đáp án 50 câu trắc nghiệm cuối khóa Module Giáo dục giới tính năm 2025 chi tiết nhất?
Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
[1] Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
- Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
- Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
[2] Việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
- Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
- Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
- Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.
[3] Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi loại hình nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này.
Quy định về điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục ra sao?
Căn cứ theo Điều 49 Luật giáo dục 2019 có quy định cụ thể về điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục như sau:
[1] Nhà trường được thành lập khi có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch 2017.
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
[2] Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
[3] Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; khi hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật giáo dục 2019 thì bị thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];