Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng 2025?

Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng năm 2025 chi tiết?

Đăng bài: 08:56 17/04/2025

Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng 2025?

Dưới đây là Thông tin Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng 2025:

Câu 1:

Trong Chiến thắng trận đầu, ngày 02 và 05 tháng 8 năm 1964, các lực lượng vũ trang của ta đã bắn cháy và bắn bị thương mấy chiếc máy bay của địch?

a) Bắn cháy 6 máy bay

b) Bắn cháy 7 máy bay

c) Bắn cháy 8 máy bay

d) Bắn cháy 9 máy bay, bị thương 3 chiếc

Câu 2:

Trong Chiến thắng trận đầu, 02 chiếc máy bay phản lực hiện đại AD-6 đầu tiên của đế quốc Mỹ bị Bộ đội Phòng không, Bộ đội Hải quân và các lực lượng vũ trang địa phương bắn rơi tại khu vực nào?

a) Khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh

b) Vùng biển Lạch Trường (Thanh Hoá)

c) Khu vực Cửa Hội và thành phố Vinh - Bến Thủy

d) Khu vực Cửa Ròn và cảng Gianh (Quảng Bình)

Câu 3:

Với thành tích đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhất là trong Chiến thắng trận đầu, Tiểu đoàn tàu phóng lôi 135 được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào thời gian nào?

a) Ngày 23/5/1995

b) Ngày 23/5/2000

c) Ngày 23/5/2005

d) Ngày 23/5/2010

Câu 4:

Bác Hồ đã gửi thư khen bộ đội Hải quân trong Chiến thắng trận đầu: “Tuy còn non trẻ, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự tin yêu giúp đỡ của nhân dân, sự cố gắng không ngừng của mình, Hải quân đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay và đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời và vùng biển của Tổ quốc. Các chú đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta” vào thời gian nào?

a) Ngày 05 tháng 8 năm 1964

b) Ngày 05 tháng 8 năm 1965

c) Ngày 05 tháng 8 năm 1966

d) Ngày 05 tháng 8 năm 1967

Câu 5:

Hải quân nhân dân Việt Nam làm nòng cốt trong chống phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi, bom từ trường của đế quốc Mỹ lần thứ hai vào thời gian nào?

a) Năm (1970 -1971)

b) Năm (1971 -1972)

c) Năm (1972 -1973)

d) Năm (1973 -1974)

Câu 6:

Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lập bao nhiêu chiến công tiêu biểu?

a) 6 chiến công

b) 7 chiến công

c) 8 chiến công

d) 9 chiến công

Câu 7:

Nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” do Thường vụ Quân ủy Trung ương phát động, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã phát động cuộc vận động nào?

a) Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Hải quân

b) Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ - Người sĩ quan Hải quân

c) Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

d) Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 8:

Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” được phối hợp phát động từ năm?

a) 2018

b) 2019

c) 2017

d) 2020

Câu 9:

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) nói về điều gì?

a) Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam

b) Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2045

c) Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

d) Về chiến lược phát triển hệ thống kinh tế cảng biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Câu 10:

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định:

a) Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững, quốc gia thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

b) Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, quốc gia thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

c) Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, quốc gia thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

d) Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, quốc gia thịnh vượng; phát triển vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

Lưu ý: Thông tin Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng 2025? chỉ mang tính chất tham khảo!

Xem thêm: Vai trò của giáo viên trong giáo dục: Tại sao họ là nền tảng của sự phát triển tri thức?

Xem thêm: Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông tỉnh Bình Phước năm 2025?

Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng 2025?

Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng 2025? (Hình từ Internet)

Các mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 là gì?

Theo Mục 3 Phần 2 Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 thì mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam gồm:

[1] Các chỉ tiêu tổng hợp: Các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức thuộc nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế giới. Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến biển, đảo được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh thái biển.

[2] Về kinh tế biển: Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.

[3] Về xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) của các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...

[4] Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: Tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong ASEAN, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.

[5] Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:

Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm. Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.

Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương. Ở các tỉnh, thành phố ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.

Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000.

Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám sát môi trường biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bao gồm cả thông qua việc ứng dụng công nghệ vũ trụ và trí tuệ nhân tạo, đạt trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.

Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có trách nhiệm như thế nào? 

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP thì các trách nhiệm của giáo viên khi được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn, gồm:

[1] Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;

[2] Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

[3] Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;

[4] Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.

115 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...