Ngân hàng có làm việc sáng thứ bảy không? Hoạt động ngân hàng là gì?
Ngân hàng có làm việc sáng thứ bảy không? Chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Các hình thức tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Ngân hàng có làm việc sáng thứ bảy không? Hoạt động ngân hàng là gì?
Ngân hàng có làm việc sáng thứ bảy không?
Mỗi ngân hàng lại có một giờ làm việc khác nhau tùy vào quy định cụ thể của từng ngân hàng và khu vực. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều hoạt động vào sáng thứ 7 và nghỉ vào buổi chiều.
Dưới đây là danh sách các ngân hàng có thời gian hoạt động thứ 7 hiện nay:
- Ngân hàng Sacombank
Thời gian hoạt động từ 8h00 đến 12h00.
- Ngân hàng TPBank
Thời gian hoạt động từ 8h00 đến 12h00.
- Ngân hàng OCB
Thời gian hoạt động từ 8h00 đến 12h00.
- Ngân hàng Techcombank
Thời gian hoạt động từ 8h00 đến 12h00.
- Ngân hàng Agribank
Thời gian hoạt động từ 8h00 đến 17h30.
- Ngân hàng VIB
Thời gian hoạt động từ 8h00 đến 12h00.
- Ngân hàng ACB
Thời gian hoạt động từ 7h30 đến 11h30.
- Ngân hàng VPBank
Thời gian hoạt động từ 8h00 đến 12h00.
- Ngân hàng Đông Á Bank
Thời gian hoạt động từ 7h30 đến 11h30.
Để tránh trường hợp không may xảy ra hoặc thời gian giao dịch bị kéo dài, hãy tìm hiểu về thời gian hoạt động của ngân hàng muốn đến và chuẩn bị các giấy tờ liên quan đầy đủ nhất.
Hoạt động ngân hàng cung ứng nghiệp vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định nghiệp vụ ngân hàng cung ứng bao gồm:
Giải thích từ ngữ
1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
...
Như vậy, hoạt động ngân hàng cung ứng nghiệp vụ như sau:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể kinh doanh các nghiệp vụ này.
Ngân hàng có làm việc sáng thứ bảy không? Hoạt động ngân hàng là gì? mang tính tham khảo.
Ngân hàng có làm việc sáng thứ bảy không? Hoạt động ngân hàng là gì? (Hình từ Internet)
Chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Như vậy, chức năng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay:
- Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng);
- Thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
6. Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
7. Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
...
Như vậy, tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ nằm trong quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các hình thức tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Tái cấp vốn
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác.
Như vậy, các hình thức tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
- Chiết khấu giấy tờ có giá;
- Các hình thức tái cấp vốn khác.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];