TP.HCM: Top 10 trường lấy điểm chuẩn lớp 10 cao nhất năm 2025?
Danh sách các trường lấy điểm chuẩn lớp 10 cao nhất tại TP.HCM? Yêu cầu về nội dung giáo dục trung học phổ thông được quy định như thế nào?
TP.HCM: Top 10 lấy trường điểm chuẩn lớp 10 cao nhất năm 2025?
Nhiều trường trên địa bàn TP.HCM có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất hàng năm. Trong đó, trường luôn đứng top đầu về điểm chuẩn lớp 10 cao nhất tại TP.HCM đó là Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình) trong nhiều năm liên tiếp. Tiếp đến là Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức) và Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3).
Dưới đây là top 10 trường lấy điểm chuẩn lớp 10 cao nhất hàng năm:
STT |
Trường THPT |
Quận/Huyện |
Điểm NV1 |
Điểm NV2 |
Điểm NV3 |
Chỉ tiêu |
1 |
Nguyễn Thượng Hiền |
Tân Bình |
24,25 |
25,25 |
26,00 |
645 |
2 |
Nguyễn Hữu Huân |
TP. Thủ Đức |
23,25 |
23,75 |
24,25 |
600 |
3 |
Nguyễn Thị Minh Khai |
Quận 3 |
23,25 |
23,50 |
24,00 |
585 |
4 |
Trần Phú |
Tân Phú |
23,25 |
23,25 |
23,50 |
630 |
5 |
Trung học Thực hành – ĐH Sư phạm |
Quận 5 |
23,00 |
23,25 |
24,00 |
315 |
6 |
Gia Định |
Bình Thạnh |
23,00 |
23,50 |
23,75 |
675 |
7 |
Mạc Đĩnh Chi |
Quận 6 |
22,50 |
23,50 |
23,75 |
600 |
8 |
Phú Nhuận |
Phú Nhuận |
22,50 |
23,00 |
24,00 |
585 |
9 |
Lê Quý Đôn |
Quận 3 |
22,50 |
22,75 |
23,00 |
540 |
10 |
Nguyễn Hữu Cầu |
Hóc Môn |
22,50 |
22,75 |
23,00 |
585 |
*Lưu ý: TP.HCM: Top 10 trường lấy điểm chuẩn lớp 10 cao nhất năm 2025 chỉ mang tính chất tham khảo.
TP.HCM: Top 10 trường lấy điểm chuẩn lớp 10 cao nhất năm 2025? (Hình internet)
Yêu cầu về nội dung giáo dục trung học phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục phổ thông như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
...
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
...
Như vậy, yêu cầu về nội dung giáo dục trung học phổ thông là củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 110 Luật giáo dục 2019 quy định về mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục
1. Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;
d) Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
...
Theo đó, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:
- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;
- Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;
- Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];