HANU là trường gì? Quá trình hình thành và phát triển của HANU?
HANU là trường gì? Giáo dục đại học phải đáp ứng mục tiêu nào? Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học?
Nội dung chính
HANU là trường gì? Quá trình hình thành và phát triển của HANU?
Đại học Hà Nội được thành lập từ năm 1959 với tên gọi là trường Đại học Ngoại ngữ, từ năm 2006 trường chính thức đổi tên thành trường Đại học Hà Nội, tên tiếng Anh là Hanoi University – HANU. Đây là trường đại học công lập đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 6 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Hà Nội:
- Trường Ngoại ngữ (1959-1960).
- Trường Bổ túc Ngoại ngữ (1960-1967).
- Trường Đại học Ngoại ngữ (1967-1978).
- Trường Cao đẳng Bổ túc Ngoại ngữ (1978-1984).
- Trường Đại học Ngoại ngữ (1984-2006).
- Từ 2006 đến nay là Trường Đại học Hà Nội.
Các ngành đào tạo tại HANU?
- Ngôn ngữ Anh.
- Ngôn ngữ Anh - Tiên tiến.
- Ngôn ngữ Trung Quốc.
- Ngôn ngữ Trung Quốc - Tiên tiến.
- Ngôn ngữ Hàn Quốc.
- Ngôn ngữ Nhật.
- Ngôn ngữ Bồ Đào Nha.
- Ngôn ngữ Tây Ban Nha.
- Ngôn ngữ Pháp.
- Ngôn ngữ Đức.
- Ngôn ngữ Italya.
- Ngôn ngữ Nga.
- Ngôn ngữ Italya - Tiên tiến.
- Tài chính - Ngân hàng.
- Marketing.
- Kế toán.
- Quản trị kinh doanh.
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Tiên tiến.
- Công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin - Tiên tiến.
- Công nghệ tài chính.
- Truyền thông đa phương tiện.
- Nghiên cứu phát triển.
- Truyền thông doanh nghiệp.
- Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam.
- Quốc tế học.
HANU là trường gì? Quá trình hình thành và phát triển của HANU? mang tính tham khảo.
>> Xem thêm: Đại học Sài Gòn: Tuyển sinh ngành nào - Tổ hợp môn xét tuyển năm 2025 2026?
>> Xem thêm: Học phí Đại học IUH năm 2025?
HANU là trường gì? Quá trình hình thành và phát triển của HANU? (Hình từ Internet)
Giáo dục đại học phải đáp ứng mục tiêu nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 (có cùm từ bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014), (có điểm bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014) quy định mục tiêu của giáo dục đại học như sau:
- Mục tiêu chung:
+ Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
+ Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ:
+ Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo;
+ Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;
+ Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;
+ Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học hiện nay?
Căn cứ Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học như sau:
- Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
- Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@nhansu.vn;