Đại học Luật Hà Nội: dự kiến phương thức xét tuyển 2025?
Tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội? Sinh viên dựa vào thông tin tuyển sinh để làm gì? Nội dung chủ yếu của thông tin tuyển sinh đại học bao gồm?
Đại học Luật Hà Nội: dự kiến các ngành điểm cao nhất 2025?
Năm 2025, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2.350 chỉ tiêu tại trụ sở chính theo 4 phương thức được căn cứ theo Đề án tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội trình độ đại học năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 525/QĐ-ĐHLHN năm 2024 sau đây:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng.
Phương thức xét tuyển thẳng thực hiện theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phương thức 2: Xét tuyển các thi sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.
Đại học Luật Hà Nội áp dụng Phương thức xét tuyển các thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam để tuyển sinh đối với 4 mã ngành (chi tiết tại Mục 1.4 Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 525/QĐ-ĐHLHN năm 2024). Thí sinh dự tuyển phải là người đã tham dự các Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Đại học Luật Hà Nội đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Đại học Luật Hà Nội theo Mục 1.5 Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 525/QĐ-ĐHLHN năm 2024.
Các thí sinh đủ điều kiện đăng ký dự tuyển theo phương thức này sẽ được xác định kết quả theo xếp loại từ cao xuống thấp cho đến khi lấy hết chỉ tiêu.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.
- Thí sinh đăng ký xét tuyển và theo học tại trụ sở chính của Đại học Luật Hà Nội theo phương thức này phải đạt đủ những điều kiện sau: Có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12; Có kết quả học tập Học kỳ 1 lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7,5 điểm.
- Thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại Phân hiệu của Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk theo phương thức này phải đạt đủ những điều kiện sau: Có học lực loại Giỏi trở lên ít nhất hai trong 5 học kỳ (năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12); Có kết quả học tập
- Cách thức xét tuyển: Xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển theo ngành, tổ hợp đã đăng ký của cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12. Công thức tính điểm xét tuyển như sau:
(nếu có)
+Điểm xét tuyển= (điểm trung bình Môn 1 + điểm trung bình Môn 2 + điểm trung bình Môn 3) + điểm ưu tiên (nếu có) + điểm khuyến khích (nếu có).
+ Điểm trung bình mỗi môn =(điểm trung bình cả năm lớp 10 + điểm trung bình cả năm lớp 11 + điểm trung bình HK1 lớp 12 của môn tương ứng)/3.
+ Điểm ưu tiên, điểm khuyến khích được xác định như sau:
Điểm ưu tiên được xác định theo quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Điểm khuyến khích được xác định dựa vào các điều kiện căn cứ theo tiểu mục 1.7.5 Mục 1.7 Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 525/QĐ-ĐHLHN năm 2024.
Bẳng tham chiếu quy đổi tương đượng cấp độ của các chứng chỉ ngoại ngữ như sau:
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.
- Thí sinh đủ điều kiện về đối tượng tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Mục 1.5 Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 525/QĐ-ĐHLHN năm 2024 được tham gia xét tuyển.
- Điểm xét tuyển bằng tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên, điểm khuyến khích (nếu có).
- Đối với điểm ưu tiên: quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT).
- Đối với điểm khuyến khích: Thí sinh thuộc một trong các trường hợp quy định tại tiểu mục 1.7.6 Mục 1.7 Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 525/QĐ-ĐHLHN năm 2024 thì được hưởng một lần cộng điểm khuyến khích cao nhất để tính vào điểm xét tuyển.
Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội chưa ông bố chính thức đề án tuyển sinh năm 2025. Vì vậy, thông tin tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội trên được tham khảo qua Đề án tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội năm 2024.
Đại học Luật Hà Nội: dự kiến phương thức xét tuyển 2025? mang tính tham khảo.
Đại học Luật Hà Nội: dự kiến phương thức xét tuyển 2025? (Hình từ Internet)
Sinh viên dựa vào thông tin tuyển sinh đại học để làm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025) quy định thông tin tuyển sinh phải chứa đầy đủ thông tin làm căn cứ để:
Thông tin tuyển sinh
1. Cơ sở đào tạo xây dựng, công bố và thực hiện thông tin tuyển sinh để thực hiện trách nhiệm giải trình và cam kết đối với thí sinh, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Thông tin tuyển sinh phải chứa đầy đủ thông tin làm căn cứ để:
a) Thí sinh lựa chọn trường, ngành, chương trình đào tạo, phương thức tuyển sinh phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện cá nhân; chuẩn bị các điều kiện tham gia dự tuyển và thực hiện các bước theo kế hoạch tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
b) Cơ quan quản lý nhà nước và xã hội giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật và các cam kết đối với người học của cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh và đào tạo.
....
Như vậy, sinh viên dựa vào thông tin tuyển sinh đại học để:
- Chọn trường, ngành, chương trình đào tạo, phương thức tuyển sinh phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện cá nhân;
- Chuẩn bị các điều kiện tham gia dự tuyển và thực hiện các bước theo kế hoạch tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
Nội dung chủ yếu của thông tin tuyển sinh đại học bao gồm?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025), (được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/05/2025) quy định nội dung chủ yếu của thông tin tuyển sinh đại học như sau:
Thông tin tuyển sinh
...
2. Nội dung chủ yếu của thông tin tuyển sinh bao gồm:
a) Thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo, gồm cả thông tin về quyết định mở ngành, ngôn ngữ đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện học tập và nghiên cứu, văn bằng tốt nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp (trên tổng số nhập học) và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp (theo Phụ lục III của Quy chế);
b) Thông tin đầy đủ về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học;
c) Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục Mầm non chính quy phù hợp với kế hoạch chung do Bộ GDĐT ban hành), gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo; quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp xét tuyển; phương thức và tiêu chí phân ngành của cơ sở đào tạo đối với trường hợp xét tuyển theo nhóm ngành; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;
d) Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
...
Như vậy, nội dung chủ yếu của thông tin tuyển sinh bao gồm:
+ Thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo, gồm cả thông tin về quyết định mở ngành, ngôn ngữ đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện học tập và nghiên cứu, văn bằng tốt nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp (trên tổng số nhập học) và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp (theo Phụ lục III của Quy chế);
+ Thông tin về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học;
+ Thông báo kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục Mầm non chính quy phù hợp với kế hoạch chung do Bộ GDĐT ban hành), gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo; quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp xét tuyển; phương thức và tiêu chí phân ngành của cơ sở đào tạo đối với trường hợp xét tuyển theo nhóm ngành; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;
+ Thông tin về các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];