Chi tiết 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội mới nhất?

Chi tiết 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội mới nhất? Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông? Công tác chấm thi Tuyển sinh Trung học phổ thông 2025?

Đăng bài: 08:30 22/04/2025

Chi tiết 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội mới nhất?

Dưới đây là Thông tin [Cập nhật] 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội mới nhất:

Năm học 2025-2026, Hà Nội có 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập, cụ thể:

Khu vực tuyển sinh 1

Quận Ba Đình, Tây Hồ

Khu vực tuyển sinh 2

Quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng

Khu vực tuyển sinh 3

Quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy

Khu vực tuyển sinh 4

Quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì

Khu vực tuyển sinh 5

Quận Long Biên và huyện Gia Lâm

Khu vực tuyển sinh 6

Huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh

Khu vực tuyển sinh 7

Quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng

Khu vực tuyển sinh 8

Huyện Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây

Khu vực tuyển sinh 9

Huyện Thạch Thất, Quốc Oai

Khu vực tuyển sinh 10

Quận Hà Đông và các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai

Khu vực tuyển sinh 11

Huyện Thường Tín, Phú Xuyên

Khu vực tuyển sinh 12

Huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức

Xem thêm: Lịch đăng ký điều chỉnh nguyện vọng thi lớp 10 TP.HCM năm 2025?

Xem thêm: Gần 200 trường THPT tại TPHCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2025?

[Cập nhật] 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội mới nhất?

Chi tiết 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội mới nhất? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông?

Tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy trình tuyển sinh trung học phổ thông

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông bao gồm các nội dung cơ bản sau: đối tượng tuyển sinh; chỉ tiêu và địa bàn tuyển sinh; phương thức tuyển sinh; chế độ tuyển thẳng, ưu tiên, khuyến khích; thời gian xét tuyển và công bố kết quả tuyển sinh. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông được công bố trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.

Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định sau khi thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở.

Theo đó, kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

Công tác chấm thi Tuyển sinh Trung học phổ thông 2025 như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tổ chức thi tuyển

 

...

4. Chấm thi

a) Việc chấm thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: nhận bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, làm phách, tổ chức chấm thi. Việc chấm thi phải bảo đảm chính xác, khách quan theo đáp án và hướng dẫn chấm thi. Với việc chấm thi tự luận, phải tổ chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi; tổ chức chấm hai vòng độc lập. Với việc chấm thi trắc nghiệm, nếu sử dụng phần mềm chấm trắc nghiệm, phải tổ chức tập huấn cho giám khảo về sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm phải bảo đảm chính xác, khoa học; được nghiệm thu trước khi sử dụng.

b) Hội đồng chấm thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, thành phần gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; thư kí, giám khảo; lực lượng công an; nhân viên phục vụ, y tế, bảo vệ. Thư kí, giám khảo là giảng viên, giáo viên, chuyên viên; giám khảo chấm thi tự luận là người am hiểu chương trình môn học ở cấp trung học cơ sở; giám khảo chấm thi trắc nghiệm là người sử dụng thành thạo phần mềm chấm trắc nghiệm.

Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển, Hội đồng chấm thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định thành lập.

c) Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng chấm thi: xây dựng kế hoạch làm việc của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng; tổ chức làm phách; tổ chức chấm thi; ghép phách, lên điểm thi; xử lí hoặc đề xuất xử lí các sự cố bất thường trong quá trình chấm thi; lập và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật bài thi theo quy định; xem xét quyết định hoặc đề nghị hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên của Hội đồng theo quy định.

...

Theo đó, công tác chấm thi trong kỳ tuyển sinh Trung học phổ thông 2025, được thực hiện như sau:

[1] Việc chấm thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: nhận bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, làm phách, tổ chức chấm thi.

Việc chấm thi phải bảo đảm chính xác, khách quan theo đáp án và hướng dẫn chấm thi. Với việc chấm thi tự luận, phải tổ chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi; tổ chức chấm hai vòng độc lập.

Với việc chấm thi trắc nghiệm, nếu sử dụng phần mềm chấm trắc nghiệm, phải tổ chức tập huấn cho giám khảo về sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm phải bảo đảm chính xác, khoa học; được nghiệm thu trước khi sử dụng.

[2] Hội đồng chấm thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, thành phần gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; thư kí, giám khảo; lực lượng công an; nhân viên phục vụ, y tế, bảo vệ. Thư kí, giám khảo là giảng viên, giáo viên, chuyên viên; giám khảo chấm thi tự luận là người am hiểu chương trình môn học ở cấp trung học cơ sở; giám khảo chấm thi trắc nghiệm là người sử dụng thành thạo phần mềm chấm trắc nghiệm.

Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển, Hội đồng chấm thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định thành lập.

[3] Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng chấm thi: xây dựng kế hoạch làm việc của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng; tổ chức làm phách; tổ chức chấm thi; ghép phách, lên điểm thi; xử lí hoặc đề xuất xử lí các sự cố bất thường trong quá trình chấm thi; lập và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật bài thi theo quy định; xem xét quyết định hoặc đề nghị hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên của Hội đồng theo quy định.

12 Nguyễn Thị Hồng Phấn

Từ khóa: 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 tuyển sinh vào lớp 10 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội 12 khu vực tuyển sinh [Cập nhật] 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội mới nhất

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...