Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Bài dự thi: 10+ Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân?
Bài dự thi: 10+ Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân? Phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc và xóa mù chũ, giáo dục hòa nhập quy định như thế nào?
Bài dự thi: 10+ Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân?
Dưới đây là Bài dự thi: 10+ Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân?
Mẫu 1: Kế hoạch thử thách 7 ngày đọc sách Kế hoạch xây dựng văn hóa đọc không đơn thuần là hành đọc sách, mà đó là văn hóa giúp cho bản thân phát triển tư duy, sáng tạo và nâng cao năng lực học tập suốt đời. Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay và chi phối mạnh mẽ của công nghệ. Vì vậy, từ đó em xây dựng bài thi này như một bản cam kết và kế hoạch hành động cụ thể để phát triển văn hóa đọc cho bản thân trong thời gian tới. Mục tiêu: Mỗi ngày đọc ít nhất 20-30 trang sách Mục đích: Rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày cho bản thân. Đối tượng: Bản thân Cách thực hiện: Mỗi ngày, em sẽ dành ra ít nhất 25-30 phút để đọc tối thiểu 20-30 trang sách. Sau đó, viết cảm nhận về nội dung em đã chọn và chia sẻ cho mọi người xung quanh em để mọi người biết thêm về điều đó. Kết quả đạt được: Em đã đọc xong cuốn sách "Tuổi thơ dữ dội" mà em đã chia sẻ ở trên trong vòng 7 ngày, thực hiện đều đặn hàng ngày, không bỏ cuộc. Bạn bè sau khi nghe em chia sẻ về mỗi ngày về cuốn sách cũng đã mượn sách, tìm hiểu và đọc "Tuổi thơ dữ dội", sau đó chúng em đã chia sẻ, trò chuyện rất vui vẻ về nội dung cuốn sách này. Nhờ đó, đã rút ra được nhiều bài học và hiểu nhau hơn nữa. Cuối cùng, chúng em quyết định bắt đầu thử thách mới với tư cách mới với sách "Hạt giống tâm hồn". Mẫu 2: Kế hoạch về lập nhật ký đọc sách Phát triển về văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là một hành trình giúp học sinh tự giác khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hinh thành nhân cách. Vì vậy, mà từ đó em đề ra kế hoạch về lập nhật ký đọc sách. Mục tiêu: Ghi lại những gì đã đọc và cảm nhận cá nhân. Và ghi những câu yêu thích vào nhật ký đọc sách của bản thân. Mục đích: Giúp bản thân có kỉ luật hơn và tạo nên thói quen tốt cho bản thân. Đối tượng: Bản thân Cách thực hiện: tích góp và tiết kiệm tiền ăn sáng của bản thân để mua một quyển sổ nhật ký về ghi nhật ký đọc sách của bản thân. Kết quả đạt được:Giúp ghi nhớ nội dung tốt hơn, và đồng thời luyện khả năng tư duy và diễn đạt tốt cho bản thân nói trước mọi người xung quanh. Mẫu 3: Kế hoạch tham gia câu lạc bộ sách (online/offline) Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học. Mục tiêu: Kết nối việc đọc sách với cộng đồng để trao đổi nội dung, mở rộng tư duy. Mục đích: giúp cho bản thân có tích cực tham gia các hoạt động về văn hóa đọc sách, lễ hội sách. Đối tượng: Bản thân Cách thực hiện: Chủ động tìm hiểu những hội sách trên các phương tiện điện uy tín để kết nối tham gia các câu lạc bộ đó. Tạo nhóm nhỏ trong lớp/trường để chia sẻ mỗi tuần một cuốn sách hay. Kết quả đạt được: kết nối được với nhiều bạn bè, anh chị trong các câu lạc bộ tham gia offline/online để chia sẻ những cuốn sách hay để đọc hơn. Tăng cảm hứng đọc sách, tiếp cận được nhiều đầu sách mới. Mẫu 4: Kế hoạch mỗi tháng chọn một chủ đề sách đề đào sâu Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc đối với bản thân. Dù hiện nay công nghệ càng tiên tiến nhưng đối với em việc đọc sách rất quan trọng.Chính vì vậy, để phát huy truyền thống văn hóa đọc, em đã đề ra mục cho bản thân là mỗi tháng chọn một chủ đề sách để đào sâu hơn. Mục tiêu: Mỗi tháng có thể chọn lọc những cuốn sách hay nhất để đọc Ví dụ: Tháng 4 - sách kĩ năng sống; Tháng 5 - sách văn học Việt Nam; Tháng 6 - sách Đắc Nhân Tâm,.. Mục đích: Nâng cao ý thức tự giác đọc sách, tìm hiểu kỹ về quyển sách mà mình yêu thích nhất, làm giàu vốn hiểu biết của bản thân hơn. Đối tượng: bản thân Cách thực hiên: Ghi chú lại những điểm nổi bật của những cuốn sách bản thân đã đọc trong những tháng qua, thu nhập những kiến thức bổ ích đã học được.,,, Kết quả đạt được: Có những kiến thức mới và thu nhập những kiến thức bổ ích cho bản thân để áp dụng cho thực tế. Từ đó, cũng giúp ích cho những người xung quanh em, biết trân trọng những cuốn sách hơn. Mẫu 5: Kế hoạch đọc song song cả sách tiếng việt - sách tiếng anh (hoặc sách ngôn khác bất kì). Văn hóa đọc không chỉ giúp con người tiếp cận tri thức, bồi đắp nhân cách mà còn là hành trang quan trọng trong suốt hành trình phát triển của mỗi cá nhân. Và ngôn ngữ khác trong việc đọc sách cũng giúp ích cho bản thân. Từ đó, mà em đề ra kế hoạch cho bản thân về việc đọc song song cả sách tiếng việt - sách tiếng anh. Mục tiêu: có thể đọc song song cả hai ngôn ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ dù bất kì sách tiếng anh nào. Mục đích: Tăng cường vốn từ vựng tiếng anh của bản thân, kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ tốt hơn. Đối tượng: bản thân Cách thực hiện: Kết hợp đọc báo chí, truyện ngắn nước ngoài ở những trình độ phù hợp với khả năng của bản thân mình. Mỗi tuần đọc một chương, ghi nhớ từ mới và ngữ pháp. Viết tóm tắt lại nội dung bằng Tiếng Anh. Kết quả đạt được: có nhiều vốn từ và hiểu biết sâu về tiếng anh. Có thể giao tiếp và ứng dụng tiếng anh vào cuộc sống, công việc hàng ngày. Mẫu 6: Kế hoạch xây dựng "Tủ sách cá nhân" tại nhà cho bản thân Kế hoạch xây dựng "Tủ sách cá nhân" tại nhà nhầm hướng tới cho bản thân phát triển khả năng đọc sách nhiều hơn và phát triển phong trào văn hóa đọc. Xây dựng "Tủ sách cá nhân" cũng một phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình nhân cách của con người. Mục tiêu: Có nhiều sách ở "Tủ sách cá nhân" của bản thân. Mục đích: Gợi ý sách cho bạn bè và tạo nhóm chia sẻ sách để tiết kiệm chi phí. Để giúp hiểu được tầm quan trọng của việc văn hóa đọc sách. Sắp xếp sách khoa học, phân loại theo thể loại, chủ đề. Đối tượng: Bản thân Cách thực hiện: Tiết kiệm một phần tiền sinh hoạt để có thể hàng tuần hay hàng tháng mua sách yêu thích để đọc và cho vào "Tủ sách cá nhân" của bản thân Kết quả đạt được: Có nhiều sách và nhiều loại trên "Tủ sách cá nhân" và nhận thức được việc đọc sách, có thể chọn lọc và sắp xếp các loại sách lên kệ. Xây dựng được tủ sách tri thức cho bản thân và gia đình. Mẫu 7: Kế hoạch viết blog/review ngắn về sách đã đọc trên mạng xã hội/diễn đàn về sách Văn hóa đọc là một trong những nền tảng quan trọng giúp con người phát triển toàn diện cả về tri thức, kỹ năng và nhân cách. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, thói quen đọc sách in dần bị mai một, nhiều người – đặc biệt là giới trẻ – đang mất đi cơ hội tiếp cận với tri thức nền tảng. Với nhận thức đó, tôi xây dựng cho bản thân kế hoạch hành động cụ thể để phát triển văn hóa đọc, nuôi dưỡng tình yêu sách và lan tỏa thói quen đọc tới cộng đồng xung quanh. Mục tiêu: Chia sẻ những nội dung hay và tích cực, tạo ảnh hưởng đến cộng đồng mạng Mục đích: Truyền tải những thông điệp ngắn, hay và có ý nghĩa tích cực về cuốn sách bản thân đã đọc. Gắn hastag lan tỏa như #Yeusach,#Vanhoadoc,#Nguoiyeusach,#Docsachhay,... Mẫu 8: Kế hoạch đăng kí tham gian các cuộc thi viết về sách Văn hóa đọc là một phần thiết yếu trong sự phát triển toàn diện của mỗi người. Để duy trì và phát triển thói quen đọc sách một cách hiệu quả, tôi đã xây dựng cho mình một kế hoạch hành động xuất phát từ thực tế bản thân và hướng đến sự bền vững, sáng tạo trong thói quen đọc là đăng kí tham gia các cuộc thi viết về sách. Mục tiêu: khơi dậy động lực đọc và rèn luyện kỹ năng viết, trình bày. Mục đích:tham gia được nhiêu cuộc thi và đăng kí tham gia các cuộc thi như "Đại sứ văn hóa đọc", "Cuốn sách tôi yêu",... Đối tượng: bản thân Cách thực hiện: chủ động tìm hiểu các cuộc thi như đại sứ văn hóa đọc, ngày hội đọc sách,.. Đọc kỹ thể lệ, chọn sách phù hợp với tiêu chí của cuộc thi Kết quả đạt được: Từ đó, rèn luyện được những kỹ năng viết, trình bày tư duy sau đọc. Chia sẻ trải nghiệm của bản thân về việc đọc sách với bạn bè để truyền cảm hứng. Mẫu 9: Tận dụng thư viện địa phương và thư viện số Văn hóa đọc là một trong những yếu tố then chốt để giúp hình thành nên tư duy phản biện, nhân cách và trí tuệ của mỗi con người. Trong bối cảnh công nghệ chiếm lĩnh thời gian và sự chú ý của người trẻ, việc phát triển văn hóa đọc cần được nhìn nhận như một nhiệm vụ lâu dài và có chiến lược. Với nhận thức đó, tôi xây dựng bài dự thi này như một bản kế hoạch hành động chi tiết nhằm phát triển văn hóa đọc cho chính mình – từ việc lựa chọn sách, bố trí thời gian đọc đến cách ghi chép, chia sẻ sau khi đọc. Mục tiêu: Tận dụng thời gian, địa điểm và công cụ hiện đại, gần nhất với bản thân có thể đọc sách. Mục đích: Linh hoạt trong việc tiếp cận nội dung sách Đối tượng: bản thân Cách thực hiện: Thường xuyên mượn sách từ thư viện nhà trường hoặc như các thư viện công cộng. Sử dụng các nền tảng đọc miễn phí trên các phương tiện truyền thông điện tử như: Alezaa, Waka, Thư viện số VinaReader,... Kết quả đạt được: Bản thân có thể tiếp xúc sách ở mọi lúc mọi nơi và không còn hạn chế việc đọc sách ở bất kì đâu hay bất kì thời gian nào. Linh hoạt trong việc tiếp cận những quyển sách và tiết kiệm chi phí, thời gian. Mẫu 10 : Kế hoạch về tự thử thách bản thân: "12 tháng - 12 cuốn sách cho bản thân" Nếu tri thức là ánh sáng, thì sách chính là ngọn đèn soi sáng con đường ta đi. Đọc sách chưa bao giờ lỗi thời – chỉ là chúng ta có đang thực sự đọc, thực sự lắng nghe lời thì thầm của những trang sách hay không? Em tin rằng mỗi cá nhân có thể chủ động kiến tạo thói quen đọc cho riêng mình, và biến nó thành một phần đẹp đẽ trong đời sống. Mục tiêu: Đặt mục tiêu cụ thể để tạo nên sự thúc đẩy cho bản thân để thúc ép việc đọc sách cho mỗi tháng. Mục đích: có thể tiếp cận nhiều nguồn sách cho bản thân có thể phát triển và áp dụng cho đời sống bản thân. Mỗi tháng hoàn thành ít nhất một cuốn sách có giá trị Đối tượng: bản thân Cách thực hiện: Thử thách bản thân đọc 12 cuốn sách trong 12 tháng; hoặc 1 cuốn/tuần với sách ngắn. Kết quả đạt được: Cuối năm tổng kết, đánh giá lại chặng đường đã đi qua. Tăng tốc độ đọc, luyện khả năng phân tích nhanh. |
Trên đây là bài dự thi: 10+ Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân chỉ mang tính chất tham khảo
Bài dự thi: 10+ Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân? (Hình internet)
Phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc và xóa mù chũ, giáo dục hòa nhập quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Điều lệ Trường Tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT) quy định về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc và xóa mù chữ, giáo dục hòa nhập như sau:
[1] Nhà trường tham gia ban chỉ đạo, xây dựng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ và đảm bảo giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc tại địa phương.
[2] Phối hợp các ban, ngành đoàn thể huy động trẻ em và các cá nhân thuộc đối tượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ đi học. Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ.
[3] Tham gia điều tra, cập nhật số liệu và quản lý hồ sơ phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ theo địa bàn được phân công; phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ của cấp xã; tham mưu chính quyền cấp xã đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ theo quy định.
[4] Thực hiện giáo dục hoà nhập cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh khuyết tật trong trường tiểu học thực hiện theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật 2010, các quy định của Điều lệ Trường Tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT) và Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Quy định hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Giáo dục 2019 quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục như sau:
[1] Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
[2] Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
[3] Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];