Tháng 5 năm 2025 có bao nhiêu ngày? Xem lịch âm dương tháng 5 năm 2025 chi tiết?
Có bao nhiêu ngày trong tháng 5 năm 2025? Xem lịch âm dương tháng 5 năm 2025? Năm 2025, vùng IV có mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Xác định địa bàn vùng như thế nào?
Tháng 5 năm 2025 có bao nhiêu ngày? Xem lịch âm dương tháng 5 năm 2025?
Dưới đây là Thông tin tháng 5 năm 2025 có bao nhiêu ngày? Xem lịch âm dương tháng 5 năm 2025:
[1] Tháng 5 năm 2025 dương lịch có 31 ngày, bắt đầu từ ngày 1/5/2025 đến 31/5/2025. Xem lịch dương Tháng 5 năm 2025 chi tiết dưới đây:
[2] Lịch âm tháng 5 năm 2025 có 29 ngày, bắt đầu từ 27/5/2025 đến 24/6/2025 dương lịch. Lịch âm tháng 5 năm 2025 chi tiết dưới đây:
Lưu ý: Thông tin Tháng 5 năm 2025 có bao nhiêu ngày? Xem lịch âm dương tháng 5 năm 2025? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Lương cơ bản hiện nay là bao nhiêu?
Xem thêm: Đề xuất tăng lương cơ sở năm 2025 cao hơn mức 2,34 triệu đồng/tháng trong trường hợp nào?
Tháng 5 năm 2025 có bao nhiêu ngày? Xem lịch âm dương tháng 5 năm 2025? (Hình từ Internet)
Tháng 5 năm 2025 có những ngày lễ lớn nào?
Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
- Theo đó, các ngày lễ lớn của nước ta bao gồm:
[1] Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
[2] Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
[3] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
[4] Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
[5] Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
[6] Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
[7] Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, trong tháng 5 năm 2025 có 2 ngày lễ lớn sau: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5); Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5);
- Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 hiện hành quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, ngoài các ngày lễ lớn trong tháng 5 năm 2025 được nêu trên, thì Ngày Quốc tế Lao động (01/5) người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Bên cạnh đó, tháng 5 năm 2025, còn có một số ngày lễ như: Ngày của mẹ (12/5), ngày Quốc tế gia đình (15/5), ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5).
Quyền của người lao động được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];