Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Skinship là gì? Skinship tại nơi làm việc có được xem là quấy rối tình dục không?
Skinship là gì? Skinship tại nơi làm việc có được xem là quấy rối tình dục không? Nếu có thì xử lý thế nào?
Skinship là gì?
Skinship là thuật ngữ kết hợp giữa "skin" (da) và "kinship" (mối quan hệ thân thiết), dùng để mô tả các hành động tiếp xúc cơ thể giữa con người với nhau, thường mang ý nghĩa thể hiện sự gần gũi và gắn kết tình cảm.
Thuật ngữ này phổ biến trong văn hóa Hàn Quốc và Nhật Bản, thường được dùng để chỉ những hành động như nắm tay, ôm, khoác vai, xoa đầu,... giữa bạn bè, người thân hoặc người yêu. Trong một số trường hợp, skinship cũng được xem là cách thể hiện tình cảm mà không cần lời nói
Trên các ứng dụng hẹn hò hoặc các trang mạng xã hội tại Việt Nam từ ngữ này xuất hiện khá nhiều, và được các bạn trẻ xem đây là một xu hướng mới, không yêu nhưng thích skinship.
Skinship là gì? Skinship tại nơi làm việc có được xem là quấy rối tình dục không?
Skinship tại nơi làm việc có được xem là quấy rối tình dục không?
Căn cứ Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quấy rối tại nơi làm việc như sau:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
...
Như đã giải thích ở trên skinship là gì? skinship thường được dùng để chỉ những hành động thân mật gần gũi như nắm tay, ôm, khoác vai, xoa đầu,... thì nó có thể được xếp vào hành vi mang tính thể chất theo quy định Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Do đó, Skinship tại nơi làm việc cũng có thể được xem là quấy rối tình dục.
Skinship tại nơi làm việc có thể bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như đã phân tích, Skinship tại nơi làm việc cũng có thể được xem là quấy rối tình dục do đó cũng có thể thuộc trường hợp bị sa thải theo quy định.
Về xử phạt hành chính:
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Như vậy trong Bộ luật Lao động 2019 quy định được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự cũng bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];