Tăng cường giải quyết các vấn đề pháp lý tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 140?
Nghị quyết 140: Tăng cường giải quyết các vấn đề pháp lý tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế cho doanh nghiệp? Cơ chế tài chính đặc biệt công tác xây dựng và thi hành pháp luật?
Tăng cường giải quyết các vấn đề pháp lý tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 140?
Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 2 Nghị quyết Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ban hành kèm theo Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 quy định tăng cường giải quyết các vấn đề pháp lý tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế cho doanh nghiệp như sau:
Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế
a) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam để bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, định hình trật tự pháp lý quốc tế; tham gia tích cực vào việc xây dựng thể chế và pháp luật quốc tế trên cơ sở tận dụng hiệu quả, linh hoạt các lợi thế từ cam kết của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
b) Tiếp tục xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh, nhất là tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam.
c) Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế; xây dựng chiến lược tăng cường sự hiện diện của các chuyên gia Việt Nam trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế, bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc.
d) Tiếp tục chủ động mở rộng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp theo hướng hiệu quả, thực chất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong nước; quan tâm hợp tác các nội dung để hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quyền con người, hướng đến hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi và bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm, chú ý thúc đẩy hình thành, phát triển quan hệ hợp tác dài hạn, bền vững về pháp luật;
đ) Xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn các vấn đề mới trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Như vậy, Nghị quyết 140 đề ra việc nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế trong đó tiếp tục xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh, nhất là tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam.
Trên là thông tư tăng cường giải quyết các vấn đề pháp lý tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 140.
>> Nghị quyết 140: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật?
>> Mục tiêu năm 2025 trong kế hoạch phát triển hạ tầng số thời kỳ 2025 - 2030?
Tăng cường giải quyết các vấn đề pháp lý tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 140? (Hình từ Internet)
Cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật thực hiện như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 7 Mục 2 Nghị quyết Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ban hành kèm theo Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 quy định tăng cường giải quyết các vấn đề pháp lý tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế cho doanh nghiệp như sau:
Thực hiện cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật
a) Đổi mới cơ chế phân bố, quản lý, sử dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và gắn với khoán chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật được quyền chủ động và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí được giao.
b) Bố trí nguồn ngân sách phù hợp, tương xứng cho công tác tổ chức thi hành pháp luật. Ưu tiên nguồn lực tương xứng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù, yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
Như vậy, cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật thực hiện như sau:
- Đổi mới cơ chế phân bố, quản lý, sử dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và gắn với khoán chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật được quyền chủ động và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí được giao.
- Bố trí nguồn ngân sách phù hợp, tương xứng cho công tác tổ chức thi hành pháp luật. Ưu tiên nguồn lực tương xứng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù, yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ khóa: Tranh chấp đầu tư Thương mại quốc tế Giải quyết các vấn đề pháp lý Nghị quyết 140 Cơ chế tài chính đặc biệt Xây dựng và thi hành pháp luật
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;