Chuyển‍ đổi‍ số‍ và‍ AI‍ trong‍ xây‍ dựng‍ và thi‍ hành‍ pháp‍ luật theo Nghị quyết 140?

Tăng cường chuyển đổi số, AI, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật? Nhiệm vụ lãnh‍ đạo‍ toàn‍ diện‍ của‍ Đảng‍ trong‍ xây‍ dựng‍, thi‍ hành‍ pháp‍ luật?‍

Đăng bài: 04:00 21/05/2025

Chuyển‍ đổi‍ số‍ và‍ AI‍ trong‍ xây‍ dựng‍ và thi‍ hành‍ pháp‍ luật theo Nghị quyết 140?

Ban hành kèm theo Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 đề ra, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ ăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật như sau:

Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục 2 Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 quy định nhiệm vụ tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật:

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

...

6. Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật

a) Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước.

b) Bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật.

c) Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”.

d) Thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.

đ) Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

...

Như vậy, nhiệm vụ tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật được nêu cụ thể như sau:

- Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước.

- Bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”.

- Thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Chuyển‍ đổi‍ số‍ và‍ AI‍ trong‍ xây‍ dựng‍ và thi‍ hành‍ pháp‍ luật theo Nghị quyết 140?

Chuyển‍ đổi‍ số‍ và‍ AI‍ trong‍ xây‍ dựng‍ và thi‍ hành‍ pháp‍ luật theo Nghị quyết 140? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ bảo‍ đảm‍ sự‍ lãnh‍ đạo‍ toàn‍ diện‍ của‍ Đảng‍ trong‍ xây‍ dựng‍ và‍ thi‍ hành‍ pháp‍ luật?‍

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 quy định nhiệm vụ bảo‍ đảm‍ sự‍ lãnh‍ đạo‍ toàn‍ diện‍ của‍ Đảng‍ trong‍ xây‍ dựng‍ và‍ thi‍ hành‍ pháp‍ luật như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật

+ Tham gia cùng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

+ Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về nội dung Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 theo hướng: đa dạng hóa các hình thức truyền thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, các nền tảng số, mạng xã hội và các phương tiện điện tử khác; cụ thể hóa nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng người dân, doanh nghiệp, chính quyền các cấp.

+ Xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025; thực hiện các quy định bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này; lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

+ Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành trung ương.

+ Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong xây dựng và thi hành pháp luật.

+ Trong phân công nhiệm vụ, người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; gắn với công tác đánh giá, khen thưởng, sử dụng cán bộ và có chế tài, biện pháp xử lý đối với người không thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.

+ Chủ động rà soát quy hoạch và kiện toàn cơ cấu lãnh đạo, bảo đảm các bộ, cơ quan ngang bộ có ít nhất một lãnh đạo có chuyên môn pháp luật; điều động, luân chuyển cán bộ, công chức của bộ, ngành Tư pháp đi địa phương và làm việc ở bộ, ngành trung ương để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn.

Từ khóa: Nghị quyết 140 Xây dựng và thi hành pháp luật Thi hành pháp luật Chuyển đổi số Tăng cường chuyển đổi số Ứng dụng trí tuệ nhân tạo Dữ liệu lớn Công tác xây dựng và thi hành pháp luật Nghị quyết 140/NQ-CP

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...