Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính 2025 chi tiết ra sao?
Chi tiết đáp án tập huấn Giáo dục giới tính cho giáo viên 2025? Những điều giáo viên cần làm để gìn giữ, bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo?
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính 2025 chi tiết ra sao?
Giáo dục giới tính ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong một hệ thống giáo dục chất lượng. Học sinh cần được cung cấp đầy đủ kiến thức về giới tính và tình dục một cách toàn diện, giúp các em bước đầu nhận thức về bản thân và biết cách tự bảo vệ mình.
Sự thiếu hụt trong việc trang bị những hiểu biết cần thiết không chỉ khiến các em dễ rơi vào tình trạng bị xâm hại hay gặp phải những hệ lụy tiêu cực khác, mà còn phản ánh sự thất bại của những cá nhân có trách nhiệm trong xã hội khi chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với thế hệ trẻ. Nếu chúng ta không đáp ứng mong muốn của thanh thiếu niên về một nền giáo dục giới tính đầy đủ và chất lượng, thì sẽ khó có thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, cũng như thực hiện cam kết không để ai bị bỏ lại phía sau.
Đào tạo giáo dục giới tính cho giáo viên là một bước quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đảm bảo học sinh được tiếp cận với những kiến thức chính xác, khoa học và phù hợp với lứa tuổi. Việc tập huấn giúp giáo viên không chỉ nắm vững nội dung chuyên môn mà còn có kỹ năng truyền đạt một cách cởi mở, không định kiến và phù hợp với tâm lý học sinh.
Việc trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho giáo viên không chỉ giúp nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính trong nhà trường mà còn góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của lĩnh vực này. Khi giáo viên được đào tạo bài bản, họ có thể trở thành những người hướng dẫn đáng tin cậy, giúp học sinh phát triển sự hiểu biết đúng đắn và xây dựng thái độ tích cực đối với bản thân và người khác.
Đáp án Tập huấn Giáo dục giới tính 2025:
Câu 1. Hãy tích chọn vào Đ (đúng) hay S (sai) vào các ô chỉ đặc trưng của giáo dục giới tính và tình dục toàn diện: Đáp án đúng: - Chính xác về mặt khoa học - Có tính tăng dần - Phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển - Dựa theo giáo trình - Toàn diện - Sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người - Phù hợp với văn hoá và bối cảnh địa phương - Bao hãm kỹ năng sống Đáp án sai: - Trên cơ sở khuôn mẫu giới - Tạo ra thay đổi về lượng Câu 2. Các khía cạnh của GDGT và TDTD là: A. Nhận thức, tâm lý và xã hội của giới tính và tính dục. B. Nhận thức, tâm lý và thể chất của giới tính và tính dục. C. Nhận thức, tâm lý, thể chất và xã hội của giới tính và tính dục. D. Nhận thức, tâm lý, thể chất và xã hội của sức khỏe sinh sản và tình dục. Câu 3. Tìm kiếm sự trợ giúp khi là nạn nhân của BLHĐ hay chứng kiến BLHĐ có nghĩa là: A. Việc sử dụng bạo lực ở mức độ cao hơn để trấn áp bạo lực nhỏ hơn theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé". B. Một kĩ năng sống còn giúp ta vượt qua khó khăn và thể hiện sự khôn ngoan, dũng cảm. C. Dùng sức mạnh cơ bắp hay bạo lực tinh thần để gây áp lực, đe dọa trở lại. D. Biểu hiện của sự yếu đuối, ỷ lại, thụ động và khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Câu 4. Nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường trên cơ sở giới là: A. Những định kiến giới và sự phân biệt đối xử về giới. B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi với sự phát triển của tỉnh tự trọng và nhu cầu được ngưỡng mộ. C. Nhà trường thiên về dạy chữ hơn việc dạy các kĩ năng sống cho học sinh. D. Sự bất binh đẳng về quyền lực giữa giáo viên với học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh. |
Xem thêm tại đây: Tải về
Lưu ý: Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính 2025? (Chỉ mang tính chất tham khảo)
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Những điều giáo viên cần làm để gìn giữ, bảo vệ truyền thống đạo đức của nhà giáo?
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
[1] Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
[2] Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
[3] Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
[4] Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
[5] Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
[6] Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
[7] Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
[8] Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
[9] Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
[10] Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
[11] Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên như sau:
[1] Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
[2] Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
[3] Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
[4] Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];