Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Gợi ý đáp án tổng hợp Module 8 THPT năm 2025 chi tiết, đầy đủ nhất?
Tổng hợp đáp án Module 8 THPT năm 2025 chi tiết, đầy đủ nhất? Mục tiêu của giáo dục phổ thông quy định như thế nào?
Gợi ý đáp án tổng hợp Module 8 THPT năm 2025 chi tiết, đầy đủ nhất?
Dưới đây là gợi ý đáp án tổng hợp Module 8 THPT năm 2025 chi tiết, đầy đủ nhất như sau:
1.Đáp án Module 8 THPT năm 2025 Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT gồm …………………… 1.Giáo dục học sinh có nhận thức đúng về chuẩn mực đạo đức, lối sống và quy tắc thực hiện chuẩn mực, hành vi 2.Giáo dục học sinh về thái độ, niềm tin đúng đắn đối với chuẩn mực đạo đức, lối sống 3.Tổ chức tập luyện, rèn luyện kỹ năng hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lối sống cho học sinh 4.Tất cả các đáp án trên Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THPT được thực hiện thông qua những con đường giáo dục nào sau đây? 1.Hoạt động dạy học các môn học 2.Giáo dục lao động, rèn luyện thể lực, sức khỏe 3.Hoạt động dạy học; Hoạt động trải nghiệm- Hướng nghiệp; Hoạt động xã hội và những hoạt động giáo dục khác trong nhà trường 4.Hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân & tổ chức Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp cho học sinh Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất Quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT diễn ra dưới những tác động của những lực lượng giáo dục nào dưới đây: 1.Nhà trường 2.Nhà trường, gia đình và xã hội 3.Giáo viên; cha mẹ học sinh 4.Nhà trường và xã hội Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất Vai trò chủ đạo của nhà trường trong phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT thể hiện: 1.Chủ động lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 2.Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng về thực hiện trách nhiệm phối hợp các lực lượng để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 3.Chỉ đạo thực hiện các hoạt động phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 4.Tất cả các đáp án trên Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất Lực lượng xã hội nào có chức năng chủ chốt trong phối hợp với nhà trường để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và an ninh trật tự khu vực, an ninh mạng và an toàn giao thông cho học sinh ở trường trung học cơ sở ? 1.Đoàn Thanh niên địa phương 2.Chính quyền địa phương 3.Công an trên địa bàn 4.Hội phụ nữ địa phương Câu 6. Chọn đáp án đúng nhất Lực lượng nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh? 1.Cha mẹ học sinh 2.Nhà trường 3.Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường 4.Chính quyền địa phương Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất Phát biểu nào dưới đây đúng với vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong công tác phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh? 1.Giáo viên chủ nhiệm lớp là người xây dựng kế hoạch, dự thảo nội dung phối hợp để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 2.Cán bộ quản lý nhà trường là người xây dựng kế hoạch, dự thảo nội dung phối hợp để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 3.Giáo viên chủ nhiệm lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch phối hợp, dự thảo nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 4.Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy môn học, ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cùng thực hiện xây dựng kế hoạch phối hợp, dự thảo nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp trong phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo duc đạo đức, lối sống cho học sinh là………………………………………………………………. 1.Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 2.Đề xuất chương trình hành động giữa nhà trường với các tổ chức xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 3.Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các cơ quan đoàn thể ở địa phương trong phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 4.Chỉ đạo kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội ở địa phương trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Câu 9. Chọn đáp án đúng nhất Phát biểu nào dưới đây đúng với bản chất của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT? 1.Quá trình tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh THPT 2.Quá trình tổ chức hoạt động và giao lưu cho học sinh THPT, trong quá trình đó dưới tác động giáo dục học sinh THCS chuyển hóa tích cực, tự giác những yêu cầu về đạo đức, lối sống thành nhận thức, tình cảm, hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức 3.Quá trình chuyển hóa tích cực tự giác những yêu cầu cần đạt về đạo đức, lối sống thành thói quen và hành vi phù hợp ở mỗi học sinh; 4.Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà giáo dục cho học sinh tham gia, qua đó hình thành nhận thức, thói quen đạo đức cho mỗi học sinh. Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất Căn cứ nào để xác định chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cấp THPT? 1.Mục tiêu giáo dục cấp học và yêu cầu cần đạt về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT 2.Mục tiêu giáo dục đạo đức lối sống trong chương trình môn học 2018: 3.Điều kiện thực tiễn của nhà trường, gia đình học sinh và địa phương: 4.Tất cả các đáp án trên Câu 11. Chọn đáp án đúng nhất Yêu cầu đối với học sinh THPT trong chương trình 2018 “Quan tâm đến các công việc của gia đình; Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình” là yêu cầu cần đạt của phẩm chất nào dưới đây? 1.Yêu nước 2.Chăm chỉ 3.Nhân Ái 4.Trách nhiệm Câu 12. Chọn đáp án đúng nhất “Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng” là yêu cầu cần đạt đối với biểu hiện nào dưới đây? 1.Có trách nhiệm với bản thân 2.Có trách nhiệm với gia đình 3.Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội 4.Có trách nhiệm với môi trường sống Câu 13. Chọn đáp án đúng nhất Yêu cầu khi xác định chủ đề và nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là ? 1.Chủ đề phù hợp mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT 2.Mục tiêu chủ đề phải hướng đến hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức, lối sống chứa đựng trong chủ đề 3.Nội dung chủ đề cần chuyển hóa được mục tiêu của chủ đề 4.Tất cả các đáp án trên Câu 14. Chọn đáp án đúng nhất Xác định chủ đề và nội dung chủ đề để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT cần đảm bảo yêu cầu nào dưới đây? 1.Chủ đề và nội dung chủ đề phải phù hợp với loại hình hoạt động giáo dục dự kiến tổ chức 2.Chủ đề và nội dung chủ đề phải phù hợp với đặc thù môn học 3.Chủ đề, nội dung chủ đề và quá trình thực hiện chủ đề phải chứa đựng các giá trị đạo đức, lối sống cần hình thành cho học sinh 4.Chủ đề và nội dung chủ đề phải phù hợp với năng lực của người giáo viên và phụ huynh học sinh Câu 15. Chọn đáp án đúng nhất Mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở được xác định dựa trên………………………………………………………………… 1.Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; 2.Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục trong nhà trường 3.Nhu cầu thực tiễn về phát triển toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng với yêu cầu hiện nay 4.Tất cả các đáp án trên Câu 16. Chọn đáp án đúng nhất Nội dung phối hợp về phía gia đình trong công tác phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là…………….. 1.Huy động động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong thực hiện các chủ đề giáo dục 2.Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học 3.Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong đánh giá kết quả giáo dục học sinh 4.Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong thực hiện chủ đề giáo dục, hỗ trợ thực hiện hoạt động dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh Câu 17. Chọn đáp án đúng nhất “Nội dung chủ đề giáo dục chứa đựng các giá trị và nội dung giá trị đạo đức cần hình thành ở học sinh” là yêu cầu ………………………………………………………… 1.Yêu cầu xác định chủ đề và nội dung chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 2.Yêu cầu xây dựng kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và gia đình học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống 3.Yêu cầu xây dựng chuỗi hoạt động thành phần thể hiện nội dung của chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống 4.Yêu cầu lực chọn hình thức và nội dung phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong thực hiện chủ đề Câu 18. Chọn đáp án đúng nhất Diễn đạt nào dưới đây thể hiện yêu cầu về nội dung của chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh? 1.Phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường và quá trình dạy học các môn học 2.Thể hiện chuỗi hoạt động và hình thức hoạt động phù hợp chủ đề 3.Các giá trị đạo đức cần hình thành cho học sinh được chuyển hóa/thiết kế dưới dạng các hoạt động và hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trải nghiệm qua đó hình thành cho học sinh hành vi đạo đức tích cực 4.Thể hiện sự tham gia của các lực lượng giáo dục Câu 19. Chọn đáp án đúng nhất Nội dung thông tin trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là ……………………….. ………… 1.Mục tiêu giáo dục của cấp học nói chung và mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống của cấp học nói riêng theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo; 2.Các nhiệm vụ học tập của học sinh trong học kỳ, năm học, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sẽ triển khai với tập thể lớp 3.Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh của từng lớp sẽ triển khai 4.Tất cả các đáp án trên Câu 20. Chọn đáp án đúng nhất Nội dung thông tin giáo dục đạo đức, lối sống & thông tin về học sinh cần trao đổi giữa nhà trường, gia đình, xã hội cần tập trung vào các nội dung nào sau đây? 1.Mục tiêu giáo dục học sinh 2.Nội dung giáo dục, nhiệm vụ giáo dục, những thành tích đạt được của học sinh 3.Hình thức tổ chức giáo dục học sinh 4.Tất cả các đáp án trên Câu 21. Chọn đáp án đúng nhất Các thông tin về gia đình học sinh cần thiết lập và cập nhật thường xuyên khi có những thay đổi: 1.Họ tên bố, hoặc mẹ của học sinh, Số điện thoại hay Email để liên lạc, 2.Chỗ ở hiện tại của gia đình; Nghề nghiệp hiện tại của cha mẹ, trình độ văn hóa của cha, mẹ; 3.Những thông tin khái quát về hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của gia đình với chính quyền địa phương và cộng đồng vv… 4.Tất cả các đáp án trên Câu 22. Chọn đáp án đúng nhất Nhà trường tư vấn cho cha mẹ học sinh về kiến thức nuôi dạy con cái, đồng hành cùng con,.. có thể được tiến hành qua các hình thức sau đây: 1.Tư vấn qua email, zalo; Fcebook; điện thoại hoặc tư vấn trực tiếp 2.Tư vấn qua tham gia các Hội thảo, Hội nghị, diễn đàn trao đổi 3.Tư vấn qua hoạt động của trung tâm tư vấn nhà trường Câu 23. Chọn đáp án đúng nhất Lực lượng tham gia phối hợp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là……………………………………………………………… 1.Giáo viên chủ nhiệm lớp, cha mẹ học sinh 2.Giáo viên giảng dạy môn học, cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đoàn thể ở địa phương 3.Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy môn học, cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đoàn thể ở địa phương 4.Giáo viên giảng dạy môn học, cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp Câu 24. Chọn đáp án đúng nhất “Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là là quá trình …………..của các lực lượng giáo dục trong …………..hoạt động giáo dục chủ đề, hỗ trợ thực hiện hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường”. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống ….. 1.….huy động sự tham gia…… tổ chức thực hiện…. 2.…..kêu gọi sự tham gia…………xây dựng và tổ chức thực hiện….. 3.…..huy động sự tham gia…… xây dựng và tổ chức thực hiện….. 4.…..Thu hút sự tham gia…… tổ chức …… Câu 25. Chọn đáp án đúng nhất Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 1 lớp học ở trường THPT thì lực lượng giáo dục nào dưới đây là chủ đạo 1.Giáo viên dạy các môn học ở lớp 2.Giáo viên chủ nhiệm lớp 3.Nhân viên, giáo viên dạy các môn học ở lớp 4.Cha mẹ học sinh Câu 26. Chọn đáp án đúng nhất Biểu hiện “Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân” thể hiện cho yêu cầu cần đạt của phẩm chất đạo đức nào dưới đây? 1.Trung thực 2.Trách nhiệm 3.Chăm chỉ 4.Nhân ái Câu 27. Chọn đáp án đúng nhất: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình học sinh và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm (1)….. sự tham gia của các lực lượng giáo dục về (2)……… để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT; Đáp áp: 1. (1) Huy động (2) Tài chính, cơ sở vật chất 2. (1) Kêu gọi (2) Kinh nghiệm giáo dục 3. (1) Huy động (2) Tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm giáo dục 4. (1) Thu hút (2) Tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm giáo dục Câu 28. Chọn đáp án đúng nhất Xây dựng kế hoạch chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT, cần dựa vào những căn cứ nào dưới đây? 1.Căn cứ vào điều kiện gia đình học sinh (đặc điểm giá đình, nghề nghiệp của cha /mẹ học sinh, điều kiện kinh tế gia đình, văn hóa và học vấn gia đình) 2.Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội địa phương 3.Căn cứ vào tình hình và điều kiện giáo dục thực tế của nhà trường 4.Tất cả các đáp án trên Câu 29. Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong triển khai tổ chức hoạt động vận động tài trợ tăng cường cơ sở vật chất nhằm xây dựng ………..an toàn, hạnh phúc cho học sinh 1.môi trường giáo dục 2.nhà trường 3.cơ sở giáo dục 4.không gian giáo dục Câu 30. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái vào ô bên phải tương ứng Nối thông tin ở 2 cột sao cho phù hợp về nội dung Đáp án:
2. Câu hỏi tương tác, bài tập cuối khóa module 8 THPT Câu 1: Kể tên 3 đặc điểm cơ bản của học sinh THPT? - Sự phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất của học sinh THPT - Những đặc điểm tâm lí của học sinh THPT tương đối ổn định và hoàn thiện - Đặc điểm nhân cách của học sinh THPT nagyf càng hoàn thiện về: thế giới quan, ý thức, tình cảm, nghề nghiệp Câu 2: Phẩm chất đạo đức cần hình thành cho học sinh THPT được quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là những phẩm chất nào? Phẩm chất đạo đức cần hình thành cho học sinh THPT được quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là: - Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. - Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. - Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thắng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. - Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn Câu 3: Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông - Đảm bảo tính mục đích - Đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động phối hợp - Đảm bảo tính dân chủ - Đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa giáo dục - Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng miền Câu 4: Mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là “Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ; ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá” có thể đề xuất những chủ đề giáo dục: - Những chủ đề về truyền thống quê hương - Những chủ đề về gia đình dòng họ - Những chủ đè về giáo dục giá trị văn hoá Câu 5: Những căn cứ thực tiễn khi xây dựng kế hoạch phối hợp giữa thầy/cô và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở đơn vị thầy/cô công tác: - Căn cứ vào điều kiện thực tế nhà trường - Căn cứ vào điều kiện gia đình học sinh - Căn cứ vào điều kiện xã hội địa phương |
Trên đây là gợi ý đáp án tổng hợp Module 8 THPT năm 2025 chi tiết, đầy đủ nhất!
Xem thêm
Gợi ý đáp án tổng hợp Module 8 THPT năm 2025 chi tiết, đầy đủ nhất? (Hình internet)
Mục tiêu của giáo dục phổ thông quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông cụ thể như sau:
[1] Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[2] Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
[3] Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
[4] Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội ra sao?
Căn cứ theo Điều 45 Điều lệ Trường Trung học Cơ sở, Trường Trung học Phổ thông và Trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT) quy định về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cụ thể như sau:
[1] Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
[2] Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị-xã hội và cá nhân có liên quan nhằm:
- Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Huy động các lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];