5 sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên mà nhà quản lý cần tránh?
Khiển trách đúng cách là như thế nào? 5 sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên mà nhà quản lý cần lưu ý?
Thế nào là khiển trách đúng cách?
Khiển trách đúng cách là việc nhà quản lý đưa ra những lời phê bình, nhắc nhở hoặc cảnh cáo đối với nhân viên về những hành vi sai phạm, thiếu sót hoặc không đạt yêu cầu trong công việc, nhưng đồng thời vẫn giữ được sự tôn trọng, khách quan và mang tính xây dựng. Mục tiêu của khiển trách đúng cách không phải là trừng phạt nhân viên, mà là giúp họ nhận ra sai lầm, thay đổi hành vi và cải thiện hiệu suất làm việc.
Theo đó, một lời khiển trách được xem là đúng cách mang hướng tích cực khi hội đủ các yếu tố sau đây:
- Khiển trách đúng cách là cần diễn ra trong không gian riêng tư, tránh làm nhân viên mất mặt trước người khác.
- Khiển trách đúng cách cần cụ thể, rõ ràng, không nói vòng vo hay mơ hồ.
- Khiển trách đúng cách là lắng nghe nhân viên trình bày lý do hoặc hoàn cảnh dẫn đến lỗi sai.
- Khiển trách đúng cách là đưa ra hướng khắc phục, gợi ý cách cải thiện hoặc hỗ trợ nếu cần.
- Khiển trách đúng cách nhằm kết thúc bằng sự khích lệ, nhấn mạnh rằng bạn tin tưởng họ sẽ làm tốt hơn.
Tóm lại, khiển trách đúng cách là nghệ thuật giao tiếp trong quản lý giúp duy trì kỷ luật mà vẫn giử được sự tôn trọng và động lực làm việc của nhân viên.
5 sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên mà nhà quản lý cần tránh?
1. Sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên là: Khiển trách trước đám đông
Đây là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Việc chỉ trích nhân viên trước mặt đồng nghiệp không chỉ làm họ xấu hổ, mà còn ảnh hưởng đến lòng tự trọng và niềm tin vào tổ chức. Thay vào đó, hãy chọn một không gian riêng tư để trò chuyện thẳng thắn và nhẹ nhàng.
2. Sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên là: Dùng cảm xúc để xử lý vấn đề
Một trong những sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên là để cảm xúc lấn át lý trí. Khi đang tức giận, lời nói dễ trở nên gay gắt, thiếu kiểm soát, khiến tình hình càng căng thẳng. Người quản lý nên giữ bình tĩnh, đánh giá vấn đề khách quan rồi mới đưa ra hướng xử lý.
3. Sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên là: Không lắng nghe lý do từ nhân viên
Khi khiển trách nhân viên, nhiều nhà quản lý chỉ chăm chăm nói mà quên mất lắng nghe. Đôi khi, lỗi sai xảy ra không hoàn toàn do cá nhân, mà đến từ sự phối hợp thiếu hiệu quả, hoặc áp lực từ hệ thống. Việc lắng nghe giúp nhà quản lý hiểu rõ vấn đề hơn và khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng.
4. Sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên là: Khiển trách chung chung, thiếu cụ thể
Nhà quản lý chỉ nói “Em làm việc không tốt” hay “Anh chưa tập trung” là chưa đủ. Một lời khiển trách mơ hồ dễ khiến nhân viên không biết mình sai ở đâu, từ đó khó thay đổi. Hãy chỉ rõ hành vi chưa phù hợp, thời điểm xảy ra và hậu quả cụ thể để nhân viên nhìn nhận đúng vấn đề.
5. Sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên là: Khiển trách mà không đưa ra hướng cải thiện
Góp ý nhưng không có giải pháp chỉ khiến nhân viên cảm thấy mất phương hướng. Khi khiển trách nhân viên, người quản lý nên gợi ý cách khắc phục, đồng thời thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ. Điều này không chỉ giúp nhân viên tiến bộ, mà còn tăng sự gắn bó với tổ chức.
Như vậy, việc khiển trách là cần thiết để duy trì hiệu suất làm việc và trật tự trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, khiển trách đúng cách không phải là trách mắng mà là kỹ năng quản trị đầy tinh tế. Ngoài ra, việc tránh xa những sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên sẽ giúp nhà quản lý không chỉ giữ được kỷ luật mà còn tạo môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy được học hỏi và phát triển.
Xem thêm >> Thế nào là thụ động trong công việc? Quản lý nên làm gì khi nhân viên có dấu hiệu thụ động kéo dài?
5 sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên mà nhà quản lý cần tránh? (Hình từ internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm khi doanh nghiệp áp dụng xử lý kỷ luật khiển trách đối với người lao động là gì?
Cụ thể tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Theo đó, khi doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với người lao động, cần tuân thủ tuyệt đối quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, doanh nghiệp không được có hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm người lao động; không được phạt tiền hay cắt lương thay cho việc kỷ luật.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được xử lý vi phạm nếu hành vi đó không được quy định trong nội quy, hợp đồng hoặc pháp luật. Mọi vi phạm đều có thể dẫn đến tranh chấp lao động nghiêm trọng.
Từ khóa: Khiển trách nhân viên Sai lầm phổ biến khi khiển trách nhân viên Nhà quản lý Xử lý kỷ luật Người lao động Khiển trách đúng cách Xử lý kỷ luật lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;