Quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả bằng cách nào mà vẫn duy trì sự tôn trọng và phát triển cá nhân?
Bí quyết giúp quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả mà vẫn duy trì sự tôn trọng và phát triển cá nhân?
Nhân viên làm việc kém hiệu quả ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, hiệu suất làm việc của từng cá nhân đều góp phần tạo nên thành công chung của một tổ chức. Tuy nhiên, khi có nhân viên làm việc kém hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ đối mặt với sự sụt giảm năng suất mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy như trì trệ tiến độ công việc, ảnh hưởng đến tinh thần đội nhóm, mất uy tín với khách hàng và đối tác làm ăn.
Vấn đề càng nghiêm trọng hơn nếu người quản lý không kịp thời có biện pháp quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả một cách triệt để. Việc thiếu quan tâm hoặc xử lý không khéo léo có thể khiến nhân viên cảm thấy bị bỏ rơi, dễ dẫn đến tâm lý chán nản hoặc nghỉ việc. Đồng thời điều này cũng tạo ra một tiền lệ không tốt cho văn hóa làm việc trong nội bộ.
Quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả bằng cách nào mà vẫn duy trì sự tôn trọng và phát triển cá nhân?
Quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp tinh tế giữa việc giải quyết vấn đề hiệu suất và việc duy trì sự tôn trọng cũng như tạo điều kiện cho phát triển bản thân của nhân viên. Dưới đây là một số bí quyết quản lý nhân viên mà doanh nghiệp có thể áp dụng một cách hiệu quả:
Bước 1: Trước tiên, hãy trao đổi thẳng thắn và riêng tư với nhân viên. Nhà quản lý có thể hỏi đơn giản như " Bạn đang gặp khó khăn gì trong công việc?". Câu hỏi này giúp mở ra những chia sẻ chân thành về áp lực, kỹ năng còn thiếu hoặc vấn đề cá nhân của nhân viên. Từ đó, người quản lý có thể cùng nhân viên xây dựng kế hoạch cải thiện cụ thể cho vấn đề nhân viên gặp phải.
Bước 2: Hãy thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dễ theo dõi hỗ trợ việc quản lý nhân viên, đồng thời cung cấp các lời nhận xét, phản hồi nhanh chóng. Việc chia nhỏ nhiệm vụ, hướng dẫn kỹ càng, thậm chí giao cho người hướng dẫn hỗ trợ cũng là những giải pháp hiệu quả để đồng hành cùng nhân viên trong quá trình họ gặp vấn đề về công việc.
Bước 3: Bí quyết quản lý nhân viên với sự đồng cảm còn thể hiện ở việc ghi nhận cả những nỗ lực nhỏ nhất. Khi một người cảm thấy mình được công nhận, họ sẽ có động lực cải thiện và gắn bó hơn với tổ chức.
Bước 4: Cuối cùng, nếu sau một thời gian dài hỗ trợ mà nhân viên vẫn không tiến bộ, người quản lý có thể cân nhắc thay đổi vị trí công việc cho phù hợp hơn với năng lực hoặc có lộ trình đào tạo lại. Điều quan trọng là giữ vững sự tôn trọng, không làm tổn thương danh dự cá nhân của nhân viên của mình.
Quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả bằng cách nào mà vẫn duy trì sự tôn trọng và phát triển cá nhân? (Hình từ internet)
Nhân viên thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
...
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc như đã cam kết trong hợp đồng. Việc đánh giá mức độ thường xuyên không hoàn thành công việc phải dựa trên các tiêu chí cụ thể trong quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do chính người sử dụng lao động xây dựng.
Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động có tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động tại cơ sở thì khi ban hành quy chế này, người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến của tổ chức đó.
Như vậy, trường hợp nhân viên làm việc không đạt yêu cầu theo hợp đồng đã giao kết với mức độ thường xuyên đúng với tiêu chí trong quy chế của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp.
Từ khóa: nhân viên làm việc kém hiệu quả Quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả Bí quyết quản lý nhân viên người lao động hợp đồng lao động quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả Mức độ hoàn thành công việc Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;