Phòng‍ làm‍ việc‍ mất‍ trật‍ tự‍ vì‍ nhân‍ viên‍ nói‍ chuyện‍ riêng quá‍ nhiều:‍ Quản‍ lý‍ cần‍ can‍ thiệp‍ thế‍ nào?

Khi phòng làm‍ việc‍ mất‍ trật‍ tự‍ vì‍ nhân‍ viên‍ nói‍ chuyện‍ riêng quá‍ nhiều:‍ Quản lý nên can thiệp ra sao?

Đăng bài: 08:45 09/05/2025

Vì sao phòng làm việc mất trật tự vì nhân viên nói chuyện riêng lại phổ biến?

Trong không gian làm việc cởi mở hiện nay, việc nhân viên trò chuyện trong lúc làm việc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi mức độ trao đổi riêng tư vượt quá giới hạn, đặc biệt không liên quan đến công việc thì điều này làm cho không gian văn phòng thành nơi ồn ào, kém chuyên nghiệp. 

Phòng làm việc mất trật tự vì nhân viên nói chuyện riêng quá nhiều có thể bắt nguồn từ: 

- Thiếu nội quy rõ ràng về ứng xử trong văn phòng 

- Quản lý chưa kịp thời chấn chỉnh

- Nhân viên chưa ý thức được ảnh hưởng của hành vi của mình tới mọi người xung quanh. 

- Không gian văn phòng không có giải pháp giảm âm, phân vùng hiệu quả. 

Phòng làm việc mất trật tự ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? 

Thoạt nhìn thì việc các nhân viên trao đổi với nhau vài câu chuyện riêng có vẻ vô hại thậm chí còn giúp không khí văn phòng bớt căng thẳng hơn. Nhưng khi điều đó trở thành thói quen lặp đi lặp lại, tiếng cười nói không dứt trong giờ làm việc chính là dấu hiệu của một phòng làm việc mất trật tự không có sự quản lý. 

Ngoài ra, việc phòng làm việc mất trật tự vì nhân viên nói chuyện quá nhiều không chỉ làm giảm khả năng tập trung của cá nhân trực tiếp tham gia cuộc trò chuyện mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh đang cố gắng hoàn thành công việc. Chính việc liên tục bị ngắt quãng bởi âm thanh không liên quan sẽ khiến nhiều người cùng làm việc cảm thấy mệt mỏi, dễ sai sót hoặc mất động lực làm việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc và văn hóa của doanh nghiệp. 

Phòng‍ làm‍ việc‍ mất‍ trật‍ tự‍ vì‍ nhân‍ viên‍ nói‍ chuyện‍ riêng quá‍ nhiều:‍ Quản‍ lý‍ cần‍ can‍ thiệp‍ thế‍ nào?

Thay vì cấm đoán cứng nhắc tình trạng nói chuyện riêng của nhân viên gây mất trật tự trong phòng làm việc, nhà quản lý cần can thiệp bằng cách mềm mỏng nhưng hiệu quả để vừa duy trì kỷ luật vừa tạo môi trường làm việc tích cực cho doanh nghiệp. 

1. Quan sát và xác định rõ nguyên nhân

Trước khi can thiệp, quản lý nên dành thời gian quan sát để xác định Ai là người thường xuyên gây ồn? Những thời điểm nào tiếng ồn thường xảy ra? Có phải do không gian làm việc chưa hợp lý? Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp đưa ra giải pháp phù hợp, tránh xử lý cảm tính. 

2. Đưa ra quy định rõ ràng về ứng xử nơi làm việc

Một số nhân viên có thể không ý thức được rằng họ đang gây phiền toái cho người khác. Do đó, việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử hoặc nội quy văn phòng làm việc là cần thiết. Trong đó cần nêu rõ các quy định như: Không nói chuyện riêng quá nhiều trong giờ làm việc, giữ âm lượng vừa phải khi trao đổi và hạn chế gọi điện thoại cá nhân trong không gian làm việc chung. 

3. Có thể sắp xếp tạo một không gian riêng để trao đổi

Nếu phòng làm việc theo kiểu mở, việc nói chuyện là điều không tránh khỏi. Do đó, có thể bố trí một góc nhỏ hoặc phòng họp riêng cho những buổi trao đổi cá nhân, họp nhóm nhanh. Điều này giúp hạn chế tiếng ồn lan rộng ra cả văn phòng.

4. Nhắc nhở khéo léo và đúng lúc

Khi thấy một nhóm nhân viên trò chuyện riêng quá mức, quản lý có thể tiếp cận bằng cách nhẹ nhàng nhắc nhở, ví dụ: “Mình biết mọi người đang bàn chuyện thú vị, nhưng có thể trao đổi ở ngoài phòng làm việc hoặc nghỉ trưa không? Một số bạn đang cần không gian yên tĩnh để làm việc.” Cách nhắc nhẹ nhàng nhưng rõ ràng này thường mang lại hiệu quả tốt hơn là phê bình trực tiếp.

Phòng‍ làm‍ việc‍ mất‍ trật‍ tự‍ vì‍ nhân‍ viên‍ nói‍ chuyện‍ riêng quá‍ nhiều:‍ Quản‍ lý‍ cần‍ can‍ thiệp‍ thế‍ nào?

Phòng‍ làm‍ việc‍ mất‍ trật‍ tự‍ vì‍ nhân‍ viên‍ nói‍ chuyện‍ riêng quá‍ nhiều:‍ Quản‍ lý‍ cần‍ can‍ thiệp‍ thế‍ nào? (Hình từ internet)

Khi ban hành nội quy lao động, doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các nội dung nào cần có trong nội quy?

Cụ thể tại khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nội quy lao động như sau: 

Nội quy lao động

....

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn, vệ sinh lao động;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

...

Theo đó, khi doanh nghiệp ban hành nội quy lao động cần có 09 nội dung bắt buộc sau trong nội quy: 

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trật tự tại nơi làm việc;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

- Trách nhiệm vật chất;

- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

11 Nguyễn Thị Trâm

Từ khóa: Phòng làm việc mất trật tự mất trật tự làm việc mất trật tự phòng làm việc mất trật tự vì nhân viên nói chuyện riêng phòng làm việc nội quy lao động ban hành nội quy lao động

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...