15 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn?

Tổng hợp 15 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn? Sĩ số lớp 6 tối đa bao nhiêu học sinh?

Đăng bài: 13:52 27/03/2025

15 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn?

Dưới đây là 15 mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn mà học sinh có thể tham khảo:

Mẫu 01:

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã khắc họa một cách sâu sắc và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác phẩm kể lại câu chuyện qua lời của một em bé, người đang tâm sự với mẹ về những cuộc trò chuyện đầy hấp dẫn với những người trong mây và sóng.

Em bé đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu, nơi có những cuộc vui bất tận “trên mây” và “trong sóng”. Với sự tò mò hồn nhiên, em háo hức hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Tuy nhiên, khi nghe lời mời gọi, em lại nhớ đến mẹ luôn chờ ở nhà và kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản ấy lại thể hiện tình yêu thương sâu sắc của em dành cho mẹ.

Không bị cuốn theo những cuộc vui xa lạ, em bé đã tự sáng tạo ra trò chơi của riêng mình – một trò chơi còn thú vị hơn cả những điều mà mây và sóng mang lại. Em sẽ hóa thành mây, thành sóng, còn mẹ sẽ là vầng trăng dịu dàng, là bờ biển bao la chở che con. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, giúp người đọc cảm nhận được thiên nhiên trong trẻo qua đôi mắt trẻ thơ và tình cảm mẫu tử ấm áp, bao dung.

Bằng cách sử dụng những lời thoại giản dị, kết cấu lặp lại mà biến hóa linh hoạt, cùng hình ảnh đầy tính biểu tượng, Ta-go đã tạo nên một bài thơ thấm đẫm tình yêu thương. Mây và sóng không chỉ là một câu chuyện đẹp về tình mẹ con mà còn là bài ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Mẫu 02:

Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông đã khắc họa một cách sâu sắc và đẹp đẽ tình cảm cha con. Mở đầu tác phẩm, hình ảnh hai cha con dạo bước trên bờ biển hiện lên đầy ấm áp. Sau cơn mưa đêm, khung cảnh thiên nhiên trở nên trong trẻo và tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, mặt biển xanh thẳm và bãi cát mịn màng.

Khi ngước nhìn về phía chân trời xa xôi, đứa trẻ hồn nhiên cất tiếng hỏi cha:

“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Lắng nghe câu trả lời của cha, người con bỗng ước ao có thể mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa ấy, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Khát khao ấy khiến cha nhớ lại chính mình thuở bé, cũng từng có những ước mơ viển du, khát khao chinh phục những chân trời mới. Dù chưa thể tự mình thực hiện những ước vọng ấy, nhưng giờ đây, cha tin rằng con sẽ tiếp tục hành trình mà mình từng mơ ước.

Tình cảm cha con trong bài thơ không chỉ là sự yêu thương, che chở mà còn là sự tiếp nối của những hoài bão. Người cha tự hào và tin tưởng vào con, như một thế hệ mới sẽ vươn xa hơn, mạnh mẽ hơn. Những cánh buồm là một bài thơ nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, gửi gắm thông điệp về ước mơ, sự kế thừa và tình yêu thương vô tận giữa cha và con.

Mẫu 3:

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Mẫu 4:

Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.

Mẫu 5:

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Mẫu 6:

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Mẫu 7:

“Việt Nam quê hương ta” là một trong những bài thơ hay viết về quê hương của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giúp người đọc hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh rất đỗi thân quen như “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn đoàn kết đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam còn sống thủy chung, luôn gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Đó là những phẩm chất mà chúng ta luôn cảm thấy tự hào, cần được gìn giữ và phát huy. Có thể khẳng định rằng, “Việt Nam quê hương ta” đã giúp người đọc thêm hiểu và yêu hơn về đất nước của mình.

Mẫu 8:

Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam - giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình.

Mẫu 9:

Bài thơ “Con là…” của Y Phương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người cha dành cho đứa con của mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Con là” để nhấn mạnh vai trò của con đối với cha trong cuộc sống. Khi con là “nỗi buồn”, dù có to lớn bằng “trời” thì nhờ có con thì mọi nỗi buồn cũng sẽ được lấp đầy. Khi con là niềm vui, dù chỉ nhỏ bé như “hạt vừng” thì niềm vui ấy lúc nào cũng hiện hữu trong ngôi nhà ấm áp. Đó là những niềm vui bất tận và vĩnh cửu của cha. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết cha và mẹ. Trong cuộc sống có nhiều sóng gió, nhưng nhờ có con mà cha và mẹ sẽ luôn ở bên nhau, cùng nhau bảo vệ và che chở con. Có thể thấy rằng, đối với người cha, con là những điều vừa to lớn, vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa thật lớn lao. Với giọng thơ chân thành và tha thiết, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Lời nhắn nhủ yêu thương cũng chính là bài học đầu đời để con khắc ghi, trân trọng tình cảm gia đình.

Mâu 10:

Khi đọc “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa, mỗi người đều có thêm một bài học quý giá. Bài thơ gồm hai phần là lời hát của người bà và lời hát của người cháu. Lời hát mở đầu của người bà: “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” khẳng định con người nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Tiếp đến “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” gợi nhắc về một quan niệm trong dân gian - mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Điều này cho chúng ta thấy được cách đối xử rất trân trọng, nâng niu của người dân quê với cây cối trong vườn. Những câu hát của người cháu lại giúp người đọc thấy được tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cách xưng hô “mày - tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?", “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”... Bài thơ ngăn gọn, nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc.

Mẫu 11:

Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu - khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” . Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Cách xưng hô “mày - tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.

Mẫu 12:

Bài thơ "Mây và sóng" của Rabindranath Tagore đã để lại trong tôi những cảm xúc thật sâu lắng và ấm áp về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã khắc họa thế giới kỳ diệu của mây và sóng – nơi có sự tự do, vui chơi không giới hạn. Nhưng trên tất cả, tình yêu thương của người mẹ vẫn là điều quý giá nhất. Tôi xúc động trước hình ảnh đứa bé từ chối những lời mời gọi hấp dẫn chỉ để ở lại bên mẹ. Điều đó cho thấy rằng dù thế giới ngoài kia có thú vị đến đâu, không gì có thể sánh bằng vòng tay ấm áp của mẹ. Giọng thơ dịu dàng, hồn nhiên khiến tôi như lạc vào thế giới tuổi thơ trong sáng. Bài thơ giúp tôi nhận ra rằng, tình yêu của mẹ là điều tuyệt vời nhất, là bến bờ bình yên không gì có thể thay thế.

Mẫu 13:

Đọc bài thơ "Mây và sóng", tôi cảm nhận được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc. Tác giả đã vẽ nên hai thế giới đầy hấp dẫn: một thế giới trên mây và một thế giới dưới sóng. Cả hai nơi đều có những cuộc vui bất tận mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng mơ ước. Nhưng em bé trong bài thơ đã từ chối những lời mời gọi ấy để trở về bên mẹ, bởi vì "mẹ là thế giới kỳ diệu nhất". Điều này khiến tôi cảm phục tình yêu sâu nặng của em dành cho mẹ. Bài thơ đã gợi nhắc tôi về những khoảnh khắc hạnh phúc khi được mẹ chăm sóc, yêu thương. Tình mẹ không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn là nơi ấm áp nhất để trở về, dù thế giới ngoài kia có bao điều hấp dẫn.

Mẫu 14:

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Điều đó càng khiến cha thêm tự hào, tin tưởng và yêu thương đứa con của mình nhiều hơn. Bài thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm giá trị thật to lớn.

Mẫu 15:

“Mẹ” của Trần Quốc Minh là bài thơ mà tôi cảm thấy rất yêu thích. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ lục bát, hình ảnh giản dị cùng giọng thơ ngọt ngào như lời ru. Trong một đêm hè oi bức, tiếng ve đã lặng, tiếng ru của mẹ vang lên đầy ngọt ngào, êm ái và như “gió mùa thu” mang đến sự mát mẻ, dịu nhẹ, xua tan đi cái nóng bức. Hình ảnh “bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” thể hiện sự ân cần, chu đáo của mẹ dành cho con. Tác giả so sánh “những ngôi sao thức ngoài kia” với “mẹ đã thức vì chúng con” cho thấy sự hy sinh, tình cảm của mẹ dành cho con thật sâu nặng. Bài thơ thật dễ hiểu, dễ nhớ nhưng cũng rất sâu sắc.

Lưu ý, thông tin về 15 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn? chỉ mang tính chất tham khảo!

15 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn?

15 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 6 có các quyền gì?

Căn cứ Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, thì học sinh lớp 6 có các quyền sau:

- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Sĩ số lớp 6 tối đa bao nhiêu học sinh?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Lớp học
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổ trưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.
2. Hoạt động của lớp học bảo đảm tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinh trên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh.
4. Số học sinh trong mỗi lớp học của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.

Theo đó, sĩ số lớp 6 có không quá 45 học sinh.

117 Nguyễn Tuấn Kiệt

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...