Bảo vệ kho vật chứng là nghề gì? Bảo vệ kho vật chứng có phải người thuộc biên chế của cơ quan thi hành án không?
Bảo vệ kho vật chứng là nghề gì? Bảo vệ kho vật chứng có phải người thuộc biên chế của cơ quan thi hành án không?
Bảo vệ kho vật chứng là nghề gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về bảo vệ kho vật chứng như sau:
Bảo vệ kho vật chứng
1. Bảo vệ kho vật chứng là người được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo chế độ hợp đồng, có nhiệm vụ bảo vệ, canh gác, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn kho vật chứng.
2. Bảo vệ kho vật chứng có trách nhiệm phối hợp với Thủ kho vật chứng trong việc kiểm kê, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về việc vật chứng bị mất, hư hỏng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đơn vị về an ninh, an toàn khu vực kho vật chứng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Bảo vệ kho vật chứng do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi Bảo vệ kho vật chứng làm việc quy định.
Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể hiểu, bảo vệ kho vật chứng là người được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo chế độ hợp đồng, có nhiệm vụ bảo vệ, canh gác, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn kho vật chứng. Người này có trách nhiệm phối hợp với Thủ kho vật chứng trong việc kiểm kê, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về việc vật chứng bị mất, hư hỏng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đơn vị về an ninh, an toàn khu vực kho vật chứng.
Trên đây là giải đáp về Bảo vệ kho vật chứng là nghề gì.
Bảo vệ kho vật chứng là nghề gì? Bảo vệ kho vật chứng có phải người thuộc biên chế của cơ quan thi hành án không? (Hình từ internet)
Bảo vệ cơ quan thi hành án dân sự có được đồng thời làm Bảo vệ kho vật chứng không?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự như sau:
Kho vật chứng
1. Kho vật chứng phải bảo đảm yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để bảo quản vật chứng tài sản, tạm giữ; bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường và các yêu cầu khác trong việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ.
2. Trường hợp chưa có kho vật chứng hoặc số lượng vật chứng, tài sản tạm giữ quá lớn mà kho không thể đáp ứng được, cơ quan thi hành án dân sự có thể thuê kho để bảo quản.
Kho thuê phải đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị, an ninh, an toàn quy định tại khoản 1 Điều này; việc bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ tại kho thuê thực hiện tương tự như tại kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự.
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí phòng hoặc khu vực làm việc của Thủ kho vật chứng và Bảo vệ kho vật chứng. Trường hợp kho vật chứng nằm trong trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì Bảo vệ cơ quan có trách nhiệm bảo vệ kho vật chứng.
Trường hợp kho vật chứng nằm trong trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì bảo vệ cơ quan thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm bảo vệ kho vật chứng.
Như vậy, bảo vệ cơ quan thi hành án dân sự sẽ đồng thời là Bảo vệ kho vật chứng nếu kho vật chứng nằm trong cơ quan thi hành án. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí phòng hoặc khu vực làm việc của Bảo vệ kho vật chứng.
Từ khóa: Bảo vệ kho vật chứng Kho vật chứng Cơ quan thi hành án An toàn kho vật chứng Cơ quan thi hành án dân sự
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;