Nghề diễn viên là gì? Nghề diễn viên lương bao nhiêu - Có đủ sống với nghề?
Nghề diễn viên là gì - Có còn là xu hướng không? Nghề diễn viên lương bao nhiêu? Để trở thành diễn viên hạng 3 mã số V 10 04 14 cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Nghề diễn viên là gì? Nghề diễn viên lương bao nhiêu - Có đủ sống với nghề?
Nghề diễn viên là công việc có tính nghệ thuật, mang hào quang sân khấu, màn ảnh và là công việc được săn đón bởi giới trẻ, nhất là trong khoảng thời điểm thị trường hình ảnh số bùng nổ. Tuy nhiên, công việc của diễn viên, cách làm nghề và mức lương của nghề diễn viên có đủ sống không vẫn là một vấn đề được quan tâm.
[1] Nghề diễn viên là gì?
Diễn viên là người thực hiện công việc nhập vai vào các nhân vật trong các tác phẩm điện ảnh như truyện, phim, sân khấu, truyền hình, quảng cáo, MV hoặc các video được đăng tải dưới dạng nhân vật do người đóng nhằm truyền tải thông điệp, cảm xúc hoặc nội dung có hàm ý tới khán giả.
Diễn viên có nhiều phương thức làm nghề và hoạt động nghề nghiệp có thể phân loại mang tính cơ bản như sau:
- Diễn viên phim truyền hình, diễn viên phim điện ảnh.
- Diễn viên sân khấu, diễn viên cải lương, diễn viên kịch.
- Diễn viên truyền thông quảng cáo, diễn viên gameshow hoặc tham gia trên các mạng xã hội.
- Diễn viên lồng tiếng, diễn viên múa,...
Nhìn chung, các công việc trên đều phụ thuộc và các thể hiện cảm xúc, diễn đạt, ngoại hình, chất giọng, kỹ năng biểu đạt và sự cố gắng không ngừng để cải thiện kỹ năng của bản thân.
[2] Nghề diễn viên lương bao nhiêu?
Mức thu nhập nghề diễn viên có nhiều sự biến động và chênh lệch cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như danh tiếng của diễn viên, nền tảng và bối cảnh hoạt động của diễn viên đó, hoặc kỹ năng, khả năng diễn đạt và thể hiện cảm xúc hoặc phụ thuộc vào dự án mà người đó tham gia. Nhìn một cách cơ bản có thể xác định nghề diễn viên lương bao nhiêu như sau:
- Đối với diễn viên mới vào nghề:
+ Có thể tham gia các phân đoạn diễn, các chương trình hoặc các bộ sitcom, clip ngắn hoặc các phim mang tính học đường để dễ dàng tiếp cận hơn có thu nhập từ 400 - 900 nghìn đồng/buổi quay.
+ Tham gia quay quảng cáo hoặc các video clip viral có thu nhập từ 1 triệu - 3 triệu đồng/buổi.
+ Tham gia đóng vai trong các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh có thu nhập từ 300 - 1 triệu đồng/buổi.
- Đối với diễn viên có tiếng thông thường:
+ Có thể tham gia các phim truyền hình, phim điện ảnh giữ vai quan trọng có thu nhập từ 3 - 10 triệu đồng/ngày.
+ Tham gia các dự án phim có thu nhập từ 50 triệu - 300 triệu đồng/dự án.
+ Tham gia các hợp đồng quảng cáo hoặc làm gương mặt đại diện thương hiệu có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên (Nhưng cũng đi kèm rủi ro pháp lý tương đương nếu vi phạm hợp đồng trong quá trình đại diện thương hiệu).
- Đối với các diễn viên sân khấu, diễn viên kịch có thu nhập từ 100 nghìn - 1 triệu đồng/đêm diễn tùy vào vị trí vai diễn hoặc mức độ hot của sân khấu kịch đó.
Đối với trường hợp của các diễn viên có mức độ hot cao, có độ nổi tiếng lớn và có sức ảnh hưởng vượt trội thì mức thu nhập rất khó để có thể xác định được.
Tóm lại, sự thất đối với các diễn viên trẻ có thể sống không quá ổn định với nghề do không phải lúc nào cũng có thể nhận được các show diễn liên tục và đảm bảo nguồn thu nhập. Ngoài ra còn nhiều sự áp lực về tên tuổi, ngoài hình và các nguy hiểm nghề nghiệp. Tuy nhiên, đây là một công việc vẫn đáng để theo đuổi và thử sức đam mê.
>> Diễn viên là ai? Công việc của diễn viên có phải là công việc đáng mơ ước?
>> Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của diễn viên hạng 2 như thế nào?
Nghề diễn viên là gì - Có còn là xu hướng không? Nghề diễn viên lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Để trở thành diễn viên hạng 3 mã số V 10 04 14 cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Căn cứ khoản 2 khoản 3 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 2974/QĐ-BVHTTDL năm 2022 quy định để trở thành diễn viên hạng 3 mã số V 10 04 14 cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
[1] Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
[2] Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
- Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
- Nắm được kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
- Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Từ khóa: Nghề diễn viên Nghề diễn viên là gì Nghề diễn viên lương bao nhiêu Diễn viên Diễn viên hạng 3 Mã số V 10 04 14
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;