Cách tuyển dụng Gen Y và Gen Z khác nhau ra sao? Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì?
Cách tuyển dụng Gen Y và Gen Z khác nhau ra sao? Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì khi tuyển dụng hai thế hệ khác nhau?
Cách tuyển dụng Gen Y và Gen Z khác nhau ra sao?
Giữa Gen Y và Gen Z có điểm khác biệt cơ bản đòi hỏi nhà tuyển dụng phải điều chỉnh cách công thức tuyển dụng để dễ dàng thu hút và giữ chân được cả hai thế hệ này. Dưới đây là phân
Điểm khác biệt giữa tuyển dụng Gen Y và Gen Z:
* Về độ tuổi:
- Gen Y là những người sinh vào khoảng từ năm 1981 đến năm 1996.
- Gen Z là những người sinh vào khoảng từ năm 1997 đến năm 2012.
* Về mức độ ưu tiên công việc:
- Gen Y tích cực trong công việc, tận dụng cơ hội phát triển nghề nghiệp, phải có sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, văn hóa đôi khi mang chiều hướng tích cực.
- Gen Z có tính linh hoạt cao, thuộc thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự nghiệp rất đa dạng và đa số cần môi trường làm việc sáng tạo.
* Về giá trị cốt lõi mà công ty mang lại:
- Gen Y cần một công ty có thể đáp ứng mục đích làm việc, cũng như sự nghiệp và con đường phát triển phải thuận lợi.
- Gen Z yêu cầu sự đa dạng trong công việc, không gò bó, hay làm kìm hãm sự hòa nhập giữa mọi người, đồng thời cũng cần có tính minh bạch và độc đáo.
* Về kênh tìm việc:
- Gen Y thường tìm kiếm công việc trên các trang LinkedIn, trang web của công ty, job boards truyền thống, hoặc từ giới thiệu của người thân.
- Gen Z cũng tìm trên các trang tương tự như Gen Y, nhưng cũng có tìm thêm trên TikTok, Instagram, YouTube, các nền tảng mạng xã hội mới.
* Về kỳ vọng đối với nhà tuyển dụng:
- Gen Y mong muốn có sự chuyên nghiệp, hỗ trợ và tạo cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Gen Z cần sự chân thật, minh bạch, cởi mở và tôn trọng sự khác biệt đồng thời cung cấp các công nghệ hiện đại.
Cách tuyển dụng Gen Y và Gen Z khác nhau ra sao? Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì?(Hình từ Internet)
Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì khi tuyển dụng Gen Y và Gen Z?
Sự khác biệt trong cách tuyển dụng Gen Y và Gen Z chủ yếu xuất phát từ những đặc điểm thế hệ riêng biệt của họ. Để thu hút và giữ chân nhân tài từ hai nhóm này, nhà tuyển dụng cần lưu ý điều chỉnh chiến lược phù hợp như sau:
Thứ nhất, hãy thay đổi thông điệp tuyển dụng giữa Gen Y và Gen Z. Cần tìm những nhu cầu mà Gen Y và Gen Z hướng đến để thiết lập thông điệp phù hợp và thu hút người lao động.
Thứ hai, đa dạng sự tuyển dụng trên các kênh tuyển dụng, tích cực tuyển dụng trên nhiều kênh, mạng xã hội mà cả Gen Y và Gen Z đều quan tâm.
Thứ ba, cần cung cấp một quy trình ứng tuyển dễ dàng và nhanh chóng để tiếp cận được cả hai, có thể đa dạng hình thức tuyển dụng mà cả trên điện cũng có thể dùng.
Thứ tư, điều chỉnh quy trình phỏng vấn của Gen Y và Gen Z, có thể kết hợp cả phỏng vấn truyền thống và tình huống đối với Gen Y để đánh giá sự phù hợp. Đối với Gen Z cần cân nhắc phỏng vấn ngắn gọn hoặc có thể phỏng vấn qua online để đánh giá khả năng học hỏi và tư duy sáng tạo.
Thứ năm, chú trọng đến phúc lợi và đãi ngộ kể cả Gen nào thì vấn đề này cũng rất quan trọng. Có thể quan tâm đến vấn đề về sức khỏe, bảo hiểm hay nghỉ phép đối với Gen Y, còn đối với Gen Z có thể điều chỉnh linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc, hay các chứng chỉ kỹ năng mềm và kể cả cơ hội đi du lịch.
Việc điều chỉnh cách tuyển dụng giữa Gen Y và Gen Z có được xem là phân biệt đối xử trong lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm phân biệt đối xử trong lao động. Từ đó, dẫn chiếu đến khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
…
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
...
Do đó, việc điều chỉnh cách tuyển dụng phù hợp giữa Gen Y và Gen Z có thể không được xem là phân biệt đối xử nếu trong các quy định về việc tuyển dụng của người sử dụng lao động không đặt ra các tiêu chí về việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên tuổi tác, giới tính, nguồn gốc và tình trạng hôn nhân,...
Bên cạnh đó, nếu việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì đó cũng không được xem là phân biệt đối xử.
Từ khóa: Tuyển dụng Gen Y Cách tuyển dụng Gen Y Nhà tuyển dụng Người lao động Tuyển dụng Gen Y và Gen Z Phân biệt đối xử Phân biệt đối xử trong lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;