Nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều, doanh nghiệp cần làm gì?

Nhân viên mệt mỏi vì OT quá nhiều, doanh nghiệp nên có giải pháp hỗ trợ như thế nào?

Đăng bài: 21:08 09/05/2025

Vì‍ sao‍ ngày‍ càng‍ nhiều‍ nhân‍ viên‍ kiệt‍ sức‍ vì‍ OT?

Yêu cầu về khối lượng công việc trong các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và phức tạp hơn nhằm bắt kịp tốc độ thay đổi của thị trường. Điều này khiến việc tăng ca (OT) trở nên phổ biến và đôi khi khó tránh khỏi. Tuy nhiên, áp lực làm việc kéo dài có thể dẫn đến suy giảm chất lượng công việc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của nhân viên. Dưới đây là một số lý do khiến nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều:

- Áp lực công việc lớn

 Nhân viên phải thường xuyên làm thêm giờ để chạy deadline, hoàn thành KPIs vượt quá khả năng xử lý của họ dẫn đến việc nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều. 

- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần

OT quá nhiều khiến nhân viên rơi vào trạng thái kiệt sức kéo dài như mệt mỏi, mất ngủ, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh. Ngoài ra có thể dẫn đến mất động lực làm việc, không còn hứng thú trong công việc từ đó gây gia tăng tỷ lệ nghỉ việc, chuyển việc hoặc thậm chí là trầm cảm. 

- Thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Việc OT chiếm quá nhiều thời gian, khiến nhân viên không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè và các hoạt động cá nhân. Sự mất cân bằng này dẫn đến nhân viên càng bị căng thẳng, mệt mỏi và cảm giác bất mãn.

Nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều, doanh nghiệp cần làm gì?

Tình trạng nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, chất lượng công việc và văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, bền vững để xử lý tận gốc vấn đề này. Dưới đây là những hướng đi thiết thực:

(1) Doanh nghiệp cần rà soát và điều chỉnh lại khối lượng công việc

Doanh nghiệp cần đánh giá thực tế công việc do sánh giữa yêu cầu công việc và khả năng xử lý của từng vị trí. Có thể ưu tiên và phân bổ hợp lý bằng việc loại bỏ các công việc không cấp thiết đồng thời phân chia nhiệm vụ đồng đều hơn giữa các cá nhân hoặc nhóm để tránh tình trạng nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều. 

(2) Doanh nghiệp cần giới hạn OT và kiểm soát chặt chẽ việc tăng ca

Thay vì để OT diễn ra tự phát hoặc trở thành mặc định, doanh nghiệp cần thiết lập cơ chế kiểm soát rõ ràng bằng cách xây dựng chính sách OT minh bạch chỉ OT khi thực sự cần thiết, có sự chấp thuận của cấp quản lý và được trả lương xứng đáng. Đồng thời giám sát tần suất OT có thể theo dõi số giờ tăng ca của từng nhân viên để nhận diện sớm nguy cơ kiệt sức. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ bù, nghỉ phép khi có dấu hiệu quá tải. 

(3) Xây dựng văn hóa làm việc tích cực và bền vững 

Một doanh nghiệp khỏe mạnh không chỉ dựa vào kết quả, mà còn dựa vào cách làm việc. Để tạo ra môi trường lành mạnh doanh nghiệp cần tôn trọng thời gian cá nhân của nhân viên, không giao việc vào cuối giờ, không yêu cầu làm ngoài giờ trừ khi thực sự cần thiết. Ngoài ra cần tổ chức các hoạt động nội bộ, khuyến khích nhân viên giữ lối sống lành mạnh và có chế độ khen thưởng theo hiệu quả làm việc của nhân viên 

(4) Quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên

Việc chăm lo đến sức khỏe toàn diện cho nhân viên sẽ giúp họ phục hồi năng lượng và duy trì động lực làm việc hiệu quả khi nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều. Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình hỗ trợ tâm lý, thiết kế không gian làm việc thoải mái bằng nơi có ánh sáng tốt, khu nghỉ ngơi, góc thư giãn trong văn phòng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chính sách phúc lợi cho nhân viên như bảo hiểm sức khỏe, khám định kỳ, hỗ trợ vận động thể dục thể thao 

Nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều, doanh nghiệp cần làm gì? (Hình từ internet)

Người lao động có quyền từ chối yêu cầu làm thêm giờ của người sử dụng lao động hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định cụ thể như sau:

Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 

Bên cạnh đó, tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng có quy định:

Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

a) Thời gian làm thêm;

b) Địa điểm làm thêm;

c) Công việc làm thêm.

2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. 

Từ các quy định trên thì người lao động có quyền từ chối yêu cầu làm thêm giờ và người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ khi được người lao động đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt được quy định Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.

7 Nguyễn Thị Trâm

Từ khóa: Nhân viên kiệt sức vì OT quá nhiều OT quá nhiều làm thêm giờ Nhân viên kiệt sức vì OT người lao động người sử dụng lao động kiệt sức vì OT từ chối yêu cầu làm thêm giờ

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...