Nguyên nhân khiến nhân viên thử việc nghỉ ngang? Bí kíp giữ chân nhân viên thử việc hiệu quả?
Nguyên nhân khiến nhân viên thử việc nghỉ ngang là gì? Bí kíp giữ chân nhân viên thử việc hiệu quả?
Nguyên nhân khiến nhân viên thử việc nghỉ ngang là gì?
Có nhiều lí do đứng sau quyết định nghỉ sớm của nhân viên thử việc. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Sự vỡ mộng về công việc: Sau khoảng thời gian 1 tuần, 2 tuần tiếp xúc với công việc, nhân viên thử việc sẽ nhận thấy thực tế công việc khác xa so với những gì họ hình dung ban đầu qua cuộc phỏng vấn hay qua mô tả công việc. Có thể là khối lượng công việc quá tải, tính chất công việc nhàm chán hoặc công việc không đúng chuyên môn.
- Trong văn hóa công ty: Nhân viên thử việc có thể sẽ cảm thấy họ không phù hợp với cách giao tiếp, cách làm việc nhóm hoặc các giá trị của công ty. Sự khác biệt rõ rệt sẽ khiến bản thân họ không thoải mái và khó hòa nhập.
- Không hài lòng với quy trình: Thiếu sự hướng dẫn, hỗ trợ ban đầu là một lí do khiến nhân viên thử việc cảm thấy bơ vơ, không biết bắt đầu công việc từ đâu. Đây là một điểm trừ lớn đối với các doanh nghiệp.
- Sự quan tâm của cấp trên: Quản lý hoặc người hướng dẫn không dành đủ thời gian để hướng dẫ, phản hồi hoặc lắng nghe những khó khăn của nhân viên thử việc. Họ sẽ cảm thấy bản thân không được coi trọng.
- Khối lượng công việc không phù hợp: Hoặc là công việc quá dễ, dẫn đến không có cơ hội học hỏi phát triển. Hoặc là khối lượng công việc quá lớn, vượt quá khả năng trong giai đoạn thử việc.
- Vấn đề từ môi trường làm việc: Những xung đột nội bộ, sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc những hành vi thiếu chuyên nghiệp có thể khiến nhân viên thử việc chạy mất.
- Lộ trình phát triển không rõ ràng: Nhân viên thử việc không thấy được cơ hội học hỏi, phát triển kỹ năng và thăng tiến trong tương lai tại công ty.
- Chế độ đãi ngộ không tương xứng với kỳ vọng hoặc không cạnh tranh so với thị trường.
Nguyên nhân khiến nhân viên thử việc nghỉ ngang? Bí kíp giữ chân nhân viên thử việc hiệu quả? (Hình từ Internet)
Bí kíp giữ chân nhân viên thử việc hiệu quả?
Nhân viên thử việc là những người mang đến luồng gió mới và là tiềm năng phát triển cho công ty. Việc giữ chân nhân viên thử việc là một bước đi thông minh nhưng cũng khó khăn, dưới đây là một vài bí kíp có thể giúp doanh nghiệp:
- Tạo ấn tượng ban đầu với nhân viên thử việc thật tốt:
Chuẩn bị sẵn sàng không gian làm việc, cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, đồng nghiệp chào đón một cách nhiệt tình..
- Trao quyền và thử thách đầy đủ:
Ngay cả trong giai đoạn thử việc, hãy giao cho nhân viên thử việc những công việc thực tế, có đóng góp vào mục tiêu chung của team. Cần cân nhắc về khối lượng công việc để tránh tạo áp lực không cần thiết.
- Tạo môi trường làm việc tích cực:
Khuyến khích nhân viên thử việc đặt câu hỏi và ý kiến. Lắng nghe và phản hồi ý kiến đó theo cách xây dựng. Tạo điều kiện để kết nối với các đồng nghiệp khác. Hãy khen ngợi và tạo động lực cho nhân viên thử việc.
- Quan tâm đến sự phát triển của nhân viên thử việc:
Hãy đánh giá định kỳ về tiến độ, chỉ ra những điểm cần cải thiện và định hướng phát triển cho họ. Tạo điều kiện để nhân viên thử việc tham gia các khóa đào tạo liên quan đến công việc. Cho họ nhìn thấy sự thiện chí của công ty là công ty quan tâm đến sự phát triển lâu dài của họ.
- Chế độ đãi ngộ hợp lý:
Đảm bảo mức lương và các phúc lợi khác tương xứng với năng lực và thị trường. Cho họ thấy rõ các cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp tại công ty sau khi kết thúc giai đoạn thử việc.
Người lao động thử việc tối đa là bao nhiêu tháng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo đó, thời gian thử việc hiện nay là tùy theo công việc và sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động cụ thể như sau:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành;
Hay nói cách khác, người lao động thử việc đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì không quá 180 ngày.
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, thời gian thử việc tối đa của người lao động là không quá 180 ngày (6 tháng) đối với trường hợp làm công việc của người quản lý doanh nghiệp.
Từ khóa: nhân viên thử việc Khối lượng công việc Môi trường làm việc nhân viên thử việc nghỉ ngang Bí kíp giữ chân nhân viên thử việc Thời gian thử việc người lao động thử việc người lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;