Chỉ số stress là gì? Chỉ số stress cao kéo dài ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tỷ lệ nghỉ việc ra sao?
Chỉ số stress là gì và tác động tiêu cực của stress cao liên tục đến năng suất và sự ổn định nhân sự như thế nào?
Chỉ số stress là gì?
Chỉ số stress là một thước đo định lượng mức độ căng thẳng mà một cá nhân đang trải qua tại một thời điểm cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian nhất định trong môi trường làm việc. Chỉ số stress không phải là một con số mang tính tuyệt đối mà thường là kết quả của việc đánh giá thông qua các công cụ và phương pháp khác nhau.
Mục đích của việc đo lường chỉ số stress là để nhận biết, theo dõi và quản lý mức độ căng thẳng từ đó có những biện pháp giải quyết phù hợp để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người.
Có thể chia các mức độ của chỉ số stress thành những mức độ như sau:
- Mức độ thấp:
+ Thường cảm thấy thư giãn, thoải mái, có đủ năng lượng để đối phó với các yêu cầu bình thường hàng ngày.
+ Có thể có những căng thẳng nhỏ nhưng không gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống và công việc.
+ Đây là một mức độ stress lành mạnh không đáng ngại nhưng cũng nên chú ý.
- Mức độ trung bình:
+ Có dấu hiệu cảm thấy lo lắng, bồn chồn, khó tập trung hơn lúc bình thường.
+ Có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ như đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt,...
+ Mức độ stress đang phải chịu áp lực nhiều hơn, nếu kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và giảm hiệu suất làm việc.
- Mức độ cao:
+Thường cảm thấy căng thẳng nghiêm trọng, lo âu thường xuyên, khó kiểm soát cảm xúc của bản thân.
+ Những dấu hiệu thể chất có thể gặp như đau đầu dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
+ Ảnh hưởng đến việc giảm năng suất làm việc và dễ mắc lỗi, có thể xuất hiện các hành vi né tránh hoặc cô lập.
+ Gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng hoạt động hàng ngày, cần nên có sự can thiệp kịp thời.
- Mức độ rất cao:
+ Thường thấy thể chất và tinh thần luôn luôn cảm thấy kiệt sức, mất hứng với mọi thứ và cảm thấy tuyệt vọng.
+ Có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng về sức khỏe như đau tim, đột quỵ và cả có ý nghĩ tự làm hại bản thân.
+ Đây là một mức độ stress rất nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng và cần phải có sự can thiệp y tế và tâm lý khẩn cấp.
Chỉ số stress cao kéo dài ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tỷ lệ nghỉ việc ra sao?
Chỉ số stress cao kéo dài có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hiệu suất làm việc và tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên, cụ thể như sau:
* Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc:
- Tình trạng stress kéo dài có thể làm giảm khả năng nhận thức, suy giảm chức năng của não dẫn đến việc giải quyết vấn đề, tập trung và ghi nhớ kém.
- Có thể dễ bị phân tâm bởi những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực, khiến cho việc tập trung vào công việc hiện tại trở nên khó khăn.
- Việc tốc độ và chất lượng công việc của nhân viên giảm sút đáng kể dẫn đến việc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ, trễ hạn và tạo ra sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng.
- Ngoài ra còn cảm thấy mất động lực làm việc dẫn đến xu hướng trì hoãn công việc, làm chậm tiến độ chung của dự án và tổ chức.
- Nhân viên căng thẳng có xu hướng trở nên có tính khí cáu kỉnh, khó hợp tác và dễ xảy ra xung đột với đồng nghiệp, làm giảm tinh thần đồng đội và hiệu quả làm việc nhóm.
- Có lẽ sẽ tăng số ngày nghỉ ốm do các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, có thể không có đủ năng lượng và sự tập trung để làm việc hiệu quả.
* Ảnh hưởng đến tỷ lệ nghỉ việc:
- Giảm sự gắn kết với công việc và tổ chức khi nhân viên phải đối mặt với mức độ stress cao, họ cảm thấy không được hỗ trợ, không hài lòng với công việc.
- Stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên nghĩ đến việc rời bỏ công ty, có thể tìm kiếm những môi trường làm việc ít căng thẳng hơn.
- Có thể gây ra nhiều chi phí cho tổ chức liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới và sự gián đoạn trong hoạt động.
- Tỷ lệ nghỉ việc cao do stress có thể tạo ra một hình ảnh tiêu cực về công ty, khiến việc thu hút nhân tài trở nên khó khăn hơn.
- Những nhân viên có thể lan truyền tâm lý tiêu cực đến những đồng nghiệp khác, làm gia tăng thêm áp lực và nguy cơ nghỉ việc trong toàn bộ tổ chức.
Tóm lại, chỉ số stress cao kéo dài tạo ra một tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tăng khả năng nghỉ việc của nhân viên Cần có nhận thức rõ ràng về những hậu quả và chủ động triển khai các biện pháp để giảm thiểu chỉ số stress cho nhân viên.
Chỉ số stress là gì? Chỉ số stress cao kéo dài ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tỷ lệ nghỉ việc ra sao? (Hình từ Interet)
Thời gian nghỉ trong giờ làm việc phù hợp với sức khỏe người lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Theo căn cứ tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ nghỉ trong giờ làm việc của người lao động như sau:
- Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
- Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
- Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Dựa vào quy định trên, pháp luật bảo vệ sức khỏe của người lao động thông qua việc quy định về thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong giờ làm việc để có thời gian phục hồi thể chất, giảm căng thẳng tinh thần, duy trì sự tỉnh táo và năng suất làm việc. Đồng thời, ngăn ngừa các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến làm việc quá sức và thiếu thời gian nghỉ ngơi.
Từ khóa: Chỉ số stress Chỉ số stress là gì hiệu suất làm việc tỷ lệ nghỉ việc nghỉ trong giờ làm việc người lao động mức độ stress
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;