Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025 mới nhất?
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025 mới nhất? Quy định về Hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào?
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025 mới nhất?
Dưới đây là mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT năm 2025 mới nhất như sau:
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025 mới nhất Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27: 1.Em hoàn thành tốt các bài học được giao. Đọc lưu loát, viết đúng chính tả. 2.Tốc độ đọc đạt yêu cầu và em nói rõ ràng thành câu. 3.Em đọc được âm, vần, tiếng; viết được chữ ghi âm, vần, tiếng, từ đã học. 4.Em biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được đặt tên chủ đề. 5.Em biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh. 6.Em trả lời được một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. 7.Em biết trả lời đúng nội dung một số câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc. 8.Em có thể trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc theo gợi ý, hỗ trợ. 9.Em có kỹ năng thực hành tốt trên bộ đồ dùng học Tiếng Việt. 10.Em rất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết. 11.Em biết đánh giá trung thực việc thực hiện các nội dung học tập. 12.Em có năng lực sáng tạo tốt qua hoạt động đọc, viết. 13.Em có thể tự học qua hình ảnh, gợi ý của thầy cô. 14.Em đọc trôi chảy, hiểu tốt nội dung văn bản. 15.Em đọc to, trôi chảy và trả lời tốt câu hỏi. 16.Em đọc lưu loát, viết chính tả và đặt câu tốt. 17.Em đọc thông, viết thạo và có kĩ năng trả lời câu hỏi tốt. 18.Em đọc to, rõ ràng, lưu loát, câu văn ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày bài sạch đẹp. 19.Em cần cố gắng đọc to trước lớp để ghi nhớ đúng âm, vần. 20.Em nhớ viết đúng độ cao con chữ h. l,… 21.Em cần đọc lại bài nhiều lần để ghi nhớ tốt các âm đôi. 22.Em nhớ chú ý lắng nghe giáo viên, các bạn đọc để ghi nhớ tốt hơn. 23.Em cần kiên trì khi viết, để bài viết đúng, sạch đẹp hơn. 24.Em nhớ quan sát tranh thật kĩ để nêu đúng các sự vật, trạng thái, hoạt động trong tranh... Môn nhận xét môn Toán theo Thông tư 27: 1.Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 (1 chữ số). 2.Biết đếm thêm, đếm bớt. 3.Biết thực hiện tính toán trong bài có 2 dấu phép tính cộng, trừ. 4.Biết nhìn hình viết phép tính thích hợp. 5.Đếm đúng số lượng các phần tử của tập hợp từ 1 đến 10. 6.Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số. 7.Đọc, viết được các số trong phạm vi 10. 8.Thực hiện được các thao tác tách - gộp số. 9.Biết đọc sơ đồ tách - gộp số theo bốn phép tính. 10.So sánh được các số trong phạm vi 10. 11.Biết được vị trí các số và điền số còn thiếu vào trong dãy số. 12.Xác định được số lớn nhất, số bé nhất, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10. 13.Biết nhìn tranh và nói được theo mẫu câu theo hướng tách - gộp. 14.Em cần viết số đúng độ cao. 15.Em cần làm bài đúng với yêu cầu. 16.Em chưa hiểu kĩ yêu cầu của bài tập nên làm bài chưa chính xác. Em nên….. 17.Em nên kiểm tra lại bài tập kĩ hơn trước khi nộp bài 18.Em cẩn thận soát lại bài trước khi nộp bài nhé. 19.Em thông minh, tính toán nhanh nhưng cần cẩn thận hơn. 20.Em tránh tẩy xóa trong bài nhé. 21.Em chịu khó học tập nhưng chưa tính toán tốt các phép tính trong phạm vi 10. Cần cố gắng trong học kì II em nhé. Mẫu nhận xét môn TNXH theo Thông tư 27: 1.Em tự giác tham gia các hoạt động học tập: cá nhân, nhóm. 2.Em biết trả lời đúng nội dung câu hỏi theo từng chủ đề bài học 3.Em nắm được nội dung bài học và biết vận dụng vào cuộc sống. 4.Em nêu được tên các đồ dùng trong nhà và cách sử dụng an toàn. 5.Em nêu được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. 6.Em biết xử lý tình huống theo yêu cầu của bài học. 7.Em biết thể hiện cách ứng xử phù hợp với bạn bè, thầy cô giáo. 8.Em kể tên được những hoạt động trong trường học và biết nêu cảm nhận của bản thân. 9.Em nêu được những hoạt động vui chơi và lựa chọn trò chơi an toàn. 10.Em biết giữ gìn và sử dụng đúng các đồ dùng học tập. Mẫu nhận xét môn Đạo đức theo Thông tư 27: 1.Em biết đánh giá tính chất đúng/sai của những thái độ và hành vi đạo đức đã học. 2.Em biết tự giác thực hiện những việc làm ở trường. 3.Em nêu được những việc tự giác làm ở nhà. 4.Em biết kể lại những việc em đã tự giác thực hiện ở trường. 5.Em biết kể lại những việc em đã tự giác thực hiện ở nhà. 6.Em biết quan tâm giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập và sinh hoạt ở trường. 7.Em biết thể hiện thái độ đồng tình với những hành vi đạo đức tốt. 8.Em nêu được những biểu hiện của sự quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ. 9.Em biết điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức phù hợp... 10.Em có kiến thức về Quốc hiệu, Quốc kì và Quốc ca của Việt Nam, và tuân thủ các quy tắc chào cờ và hát Quốc ca. 11.Em giữ trật tự, biết lắng nghe và học tập chăm chỉ và nghiêm túc. Em cũng biết đánh giá đúng/sai các thái độ và hành vi đạo đức đã học. 12.Em có thể kể lại những việc mà mình đã tự giác thực hiện ở trường và ở nhà. 13.Em quan tâm và giúp đỡ bạn bè trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ và có thái độ đồng tình với các hành vi đạo đức tốt. 14.Em có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ và biết điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức phù hợp. 15.Em cũng biết nhắc nhở bạn bè điều chỉnh thái độ và hành vi đạo đức phù hợp và áp dụng các hành vi đạo đức vào thực tiễn. Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm theo Thông tư 27: 1.Em biết khám phá thế giới bản thân và thế giới xung quanh. 2.Em mô tả được hình dáng của em bên ngoài và của bạn. 3.Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm. 4.Em nêu được hành vi an toàn và không an toàn khi vui chơi. 5.Em biết xử lí tình huống, phân biệt đúng/sai trong chủ đề vừa học. 6.Em biết yêu thương giúp đỡ bạn bè phù hợp với hoàn cảnh. 7.Em biết tự chăm sóc bản thân và trang phục phù hợp khi dến trường,lớp. 8.Em nhận biết được hành vi nên và không nên làm ở lớp. 9.Em biết vận dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày. 10.Em tham gia tích cực phát biểu trong hoạt động nhóm.... 11.Có kỹ năng giao tiếp tốt 12.Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường 13.Thực hiện những lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình. 14.Biết sắp xếp dọn dẹp nhà cửa ở góc học tập ngăn nắp. 15.Nêu được những hoạt động an toàn và không an toàn khi vui chơi. 16.Thực hiện được một số công việc như tự chăm sóc bản thân. 17.Em nêu được sở thích của mình và biết được sở thích của bạn 18.Em thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn 19.Em biết thể hiện sự tự tin yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè 20.Em biết xử lý tình huống phân biệt đúng sai trong các chủ đề đã học Mẫu nhận xét môn Âm nhạc theo Thông tư 27:
Mẫu nhận xét môn Giáo dục thể chất theo Thông tư 27:
Mẫu nhận xét môn Mĩ thuật theo Thông tư 27:
Mẫu nhận xét môn Tiếng anh theo Thông tư 27: 1.Nghe các từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh trong ngữ cảnh 2.Nghe các âm cơ bản đã học. 3.Nghe các số đếm trong phạm vi 10. (One….Ten) 4.Nghe các từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh trong ngữ cảnh 5.Nghe và phản hồi phi ngôn ngữ trong một số tình huống giao tiếp rất đơn giản khi đã được thực hành nhiều lần. 6.Nghe và thực hiện theo các hướng dẫn rất đơn giản trong lớp học khi đã được thực hành nhiều lần. 7.Nghe và phản hồi bằng tiếng Anh trong một số tình huống hỏi đáp rất quen thuộc khi đã được thực hành nhiều lần. 8.Nhắc lại một số cụm từ, câu đơn giản, bài đọc vè, bài hát phù hợp với lứa tuổi. 9.Nói các từ quen thuộc chỉ sự vật trong ngữ cảnh Mẫu nhận xét năng lực chung theo Thông tư 27: NĂNG LỰC CHUNG
Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27: NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Mẫu nhận xét phẩm chất theo Thông tư 27: PHẨM CHẤT
Mẫu nhận xét theo lời nhận xét về học tập theo các mức độ như sau: MẪU 1 1. Học sinh đạt hoàn thành tốt (HTT) - Bài làm tốt, đáng khen. - Thầy (Cô) rất hài lòng về bài làm của Con. Tiếp tục như thế con nhé. - Cô rất thích bài văn của con vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn con nhé; - Con làm bài tốt, cô khen ngợi con. - Con học tốt và chăm chỉ. - Bài làm tốt, rất đáng khen, con cần phát huy. - Cô rất hài lòng về bài làm của con. Tiếp tục như thế con nhé. - Cô rất thích cách suy luận và trình bày vở của con. Cố gắng phát huy con nhé. - Bài làm tốt, con đáng khen. 2. Học sinh đạt Hoàn thành (HT) - Bài làm khá tốt, nếu …………… em sẽ có kết quả tốt hơn. - Bài của con đã hoàn thành khá tốt. Để đạt kết quả tốt hơn, con cần … - Em đã có sáng tạo trong bài làm. Tuy nhiên em cần trình bày sạch đẹp hơn!... - Bài làm có đủ ý; Em hãy phát huy hơn nhé! 3. Học sinh làm bài chưa hoàn thành: - Con cố gắng hơn nhé! - Bài làm diễn đạt ý chưa trôi chảy, Thiếu ý, con cố gắng hơn nhé! - Bài làm chưa sáng tạo, con cố gắng hơn nhé! -Trình bày ẩu; con hãy cố gắng hơn nhé! - Bài làm quá sơ sài; con cố gắng hơn nhé! - Bài làm chưa đạt yêu cầu, con cần cố gắng thêm nhé... -Chú ý hơn chút nữa là con sẽ làm được tốt đấy”; - Lần sau con nhớ khắc phục lỗi này nhé”; - Cô tin rằng lỗi này con sẽ không mắc phải ở bài sau nữa”; - Bài này con đã có tiến bộ hơn rồi đấy! Cố lên!” MẪU 2
|
Trên đây là mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025 mới nhất !
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025 mới nhất? (Hình internet)
Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
[1] Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
[2] Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
[3] Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
[4] Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Mức hướng chính sách đối với cơ sở giáo dục ra sao?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 66/2025/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/05/2025) quy định mức hưởng chính sách đối với cơ sở giáo dục như sau:
[1] Cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú được hưởng các chính sách sau:
- Được hỗ trợ tiền để mua giấy, truyện tranh, sáp màu, bút chì, đồ chơi và các đồ dùng, học liệu học tập khác; chăn, màn và các đồ dùng cá nhân cho trẻ em nhà trẻ bán trú với mức kinh phí là 1.350.000 đồng/trẻ em nhà trẻ bán trú/năm học;
- Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của trẻ em nhà trẻ bán trú với định mức là 5KW điện/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú và 1m3 nước/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú theo giá quy định tại địa phương và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước hoặc bị mất điện, nước thì nhà trường được sử dụng kinh phí để mua thiết bị thắp sáng và nước sạch cho trẻ em;
- Được hỗ trợ kinh phí để thực hiện quản lý buổi trưa đối với nhóm trẻ em nhà trẻ: Mỗi nhóm 15 trẻ em từ 03 đến 12 tháng tuổi, trong đó ít nhất có 04 trẻ em nhà trẻ bán trú thì được hưởng 01 định mức; mỗi nhóm 20 trẻ em từ 13 đến 24 tháng tuổi, trong đó ít nhất có 06 trẻ em nhà trẻ bán trú thì được hưởng 01 định mức; mỗi nhóm 25 trẻ em từ 25 đến 36 tháng tuổi, trong đó ít nhất có 08 trẻ em nhà trẻ bán trú thì được hưởng 01 định mức là 700.000 đồng/tháng/nhóm trẻ em nhà trẻ và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Số dư từ 50% trở lên so với số trẻ em nhà trẻ và số trẻ em nhà trẻ bán trú của mỗi nhóm thì được tính 01 định mức.
[2] Trường phổ thông dân tộc bán trú được hưởng các chính sách sau:
- Được đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Được hỗ trợ kinh phí để mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình và các vật dụng khác phục vụ sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ là 180.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
- Được hỗ trợ kinh phí để tổ chức khám sức khỏe hằng năm cho học sinh bán trú, lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp sơ cứu ban đầu với mức hỗ trợ là 180.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
- Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của học sinh bán trú ăn ở tại trường với định mức là 15KW điện/tháng/học sinh bán trú và 3m3 nước/tháng/học sinh bán trú theo giá quy định tại địa phương và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước hoặc bị mất điện, nước thì nhà trường được sử dụng kinh phí để mua thiết bị thắp sáng và nước sạch cho học sinh;
- Được hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh bán trú ăn, ở tại trường như sau: cứ 45 học sinh bán trú thì được hưởng 01 định mức hỗ trợ là 4.738.500 đồng/tháng, số dư từ 20 học sinh bán trú trở lên được tính 01 định mức. Trường hợp có số lượng dưới 45 học sinh bán trú thì được tính 01 định mức. Thời gian được hỗ trợ không quá 9 tháng/năm học;
- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện quản lý học sinh bán trú ngoài giờ lên lớp như sau: cứ 45 học sinh bán trú thì được hưởng 01 định mức hỗ trợ là 2.050.000 đồng/tháng, số dư từ 20 học sinh bán trú trở lên được tính 01 định mức. Trường hợp có số lượng dưới 45 học sinh bán trú thì được tính 01 định mức. Thời gian được hỗ trợ không quá 9 tháng/năm học.
[3] Cơ sở giáo dục phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú (không bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú) được hưởng các chính sách sau:
- Được hỗ trợ các chính sách quy định tại các điểm b, c, đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 66/2025/NĐ-CP;
- Được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ học tập, ăn ở, sinh hoạt cho học sinh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này tùy theo số lượng học sinh bán trú và nguồn kinh phí hiện có;
- Được hỗ trợ tiền điện, nước và kinh phí thực hiện quản lý học sinh quy định tại các điểm d, e khoản 2 Điều này.
[4] Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học được hưởng các chính sách sau:
- Được đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Được cấp kinh phí để tổ chức hoạt động giáo dục đặc thù, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và mua sắm, bổ sung dụng cụ, thiết bị phục vụ cho các hoạt động của học sinh với mức hỗ trợ bằng 5% quỹ học bổng của học sinh;
- Được cấp kinh phí để tổ chức khám sức khỏe hằng năm cho học sinh, lập tủ thuốc dùng chung cho khu nội trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp sơ cứu ban đầu với mức là 270.000 đồng/học sinh/năm học; mua bảo hiểm y tế cho học sinh theo quy định;
- Được cấp kinh phí để tổ chức tết nguyên đán, tết dân tộc (nếu có) cho học sinh ở lại trường không về nhà với định mức là 180.000 đồng/học sinh/lần ở lại trường;
- Được cấp kinh phí để mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn, nhà bếp là 180.000 đồng/học sinh/năm học;
- Được cấp kinh phí mua sách giáo khoa để mỗi học sinh được mượn một bộ sách giáo khoa theo lớp học. Hằng năm, trường được mua bổ sung số sách giáo khoa không quá 10% số sách giáo khoa tại thư viện của nhà trường;
- Được hỗ trợ kinh phí làm thẻ học sinh và phù hiệu cá nhân, công tác tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp, thi cuối khóa với định mức là 180.000 đồng /học sinh/năm học;
- Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của học sinh với mức định mức là 25KW điện/tháng/học sinh và 4m3 nước/tháng/học sinh theo giá quy định tại địa phương và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
- Được hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học như sau: cứ 45 học sinh thì được hưởng 01 định mức hỗ trợ là 4.738.500 đồng/tháng, số dư từ 20 học sinh trở lên được tính 01 định mức. Thời gian hỗ trợ và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp như sau: cứ 45 học sinh thì được hưởng 01 định mức hỗ trợ là 2.050.000 đồng/tháng, số dư từ 20 học sinh trở lên được tính 01 định mức. Thời gian hỗ trợ và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
- Cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú (không bao gồm trường phổ thông dân tộc nội trú) được hưởng các chính sách quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 4 Điều 7 Nghị định 66/2025/NĐ-CP tính theo số lượng học sinh dân tộc nội trú và được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ học tập, ăn ở, sinh hoạt cho học sinh dân tộc nội trú theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 66/2025/NĐ-CP tùy theo nguồn kinh phí hiện có.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];