Xu hướng việc làm Thiết kế đồ họa 2025: Cơ hội rộng mở cho người yêu sáng tạo?
Năm 2025, cơ hội việc làm trong ngành thiết kế đồ họa liệu có thực sự rộng mở với người yêu sáng tạo?
Xu hướng việc làm Thiết kế đồ họa 2025: Cơ hội rộng mở cho người yêu sáng tạo?
Ngành Thiết kế đồ họa đang là một ngành có rất nhiều cơ hội đang chờ đón, đặc biệt là dành cho những người yêu thích sự sáng tạo và biết ứng dụng công nghệ. Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp, tổ chức hay thương hiệu cá nhân đều hiểu được rằng hình ảnh của thương hiệu quan trọng như thế nào. Nó thu hút được sự chú ý, tạo được dấu ấn khác biệt trên thị trường nói chung và khách hàng nói riêng. Điều này đã làm cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành Thiết kế đồ họa tăng mạnh trong năm 2025.
Tại các nền tảng tuyển dụng, những vị trí như thiết kế đồ họa, thiết kế UI/UX, thiết kế nhận diện thương hiệu, graphic designer...xuất hiện liên tục. Sự bùng nổ của nội dung trên nền tảng mạng xã hội cũng khiến cho các công ty truyền thông và marketing liên tục đẩy mạnh việc tìm kiếm những Designer có năng lực, có gu thẩm mỹ tốt và khả năng bắt trend nhanh.
Tùy theo kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân mà mức lương của ngành Thiết kế đồ họa cũng có sự khác biệt rõ rệt. Thông thường, mức lương sẽ dao động từ 10 đến 25 triệu đồng/tháng, tuy nhiên với những Designer có kỹ năng tốt hơn có thể đạt được mức lương lên đến 50 triệu đồng/tháng. Các vị trí đó thông thường sẽ là Art Director, UI/UX Leader hoặc Freelancer làm việc với doanh nghiệp quốc tế.
Hiện nay, công nghệ AI đang tạo ra xu hướng sáng tạo mới với các công cụ hỗ trợ thiết kế như Canva AI, Adobe Firefly,... nhưng vai trò của nhân sự ngành Thiết kế đồ họa vẫn không hoàn toàn bị thay thế. AI tuy có thể tạo ra được hình ảnh nhưng chỉ những người thiết kế đồ họa thật sự mới có thể đặt được ngữ cảnh của thương hiệu, thông điệp cần truyền tải và chạm đến cảm xúc của người xem. AI không thể thay thế, AI cũng không xấu nếu như Designer biết tận dụng AI như công cụ hỗ trợ sẽ giúp bản thân có lợi thế hơn trong việc cạnh tranh, tiết kiệm được khoảng thời gian lớn và gia tăng năng suất làm việc mà vẫn giữ vững được phong cách cá nhân riêng biệt.
Hiện nay, không ít Desginer chọn làm việc theo mô hình Freelnce để có thể chủ động hơn về mặt thời gian, thu nhập và môi trường làm việc. Nhờ vào các nền tảng quốc tế mà nhân sự ngành Thiết kế đồ họa có thể tiếp cận được với thị trường toàn cầu, nhận dự án từ các đối tác, khách hàng nước ngoài với mức thu nhập vượt xa hẳn mặt bằng chung trong nước.
Tóm lại, ngành Thiết kế đồ họa vẫn là một sự lựa chọn đầy tiềm năng cho những người yêu thích nghệ thuật, sáng tạo và sẵn sàng thích nghi với nền công nghệ mới đang dần thay đổi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Xu hướng việc làm Thiết kế đồ họa 2025: Cơ hội rộng mở cho người yêu sáng tạo? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Click vào đây để tìm Việc làm Marketing
Xu hướng việc làm Thiết kế đồ họa 2025: Cơ hội rộng mở cho người yêu sáng tạo? (Hình từ Internet)
Thiết kế đồ họa có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và bị thay thế bởi điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
...
8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.
...
Theo đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:
- Thiết kế đồ họa:
+ Hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm;
+ Hình thức thể hiện của nhân vật.
- Thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm;
- Thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật.
Như vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm. Do đó, thiết kế đồ họa là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Từ khóa: Thiết kế đồ họa Xu hướng việc làm Thiết kế đồ họa Quyền tác giả Bảo hộ quyền tác giả Loại hình tác phẩm Tác giả
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;