Thế nào là thương hiệu tuyển dụng? Làm sao để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, hiệu quả trong mắt ứng viên?
Thương hiệu tuyển dụng là gì? Cách để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, hiệu quả trong mắt ứng viên?
Thế nào là thương hiệu tuyển dụng?
Thương hiệu tuyển dụng là hình ảnh và ấn tượng của doanh nghiệp trong mắt các ứng viên tiềm năng cũng như đội ngũ nhân sự hiện tại. Bên cạnh các yếu tố như giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển và văn hóa tổ chức, thương hiệu tuyển dụng còn phản ánh những trải nghiệm thực tế mà nhân viên có được trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Một thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn là khi doanh nghiệp tạo ra cảm giác mong muốn được làm việc của ứng viên, thậm chí là khơi dậy lòng trung thành với cả những người chưa từng nộp đơn ứng tuyển. Ngoài ra với thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn sẽ thu hút những ứng viên phù hợp với văn hóa và giá trị của công ty, giảm chi phí tuyển dụng, tăng tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc và quan trọng hơn, xây dựng được một đội ngũ nhân viên gắn bó và năng suất.
Làm sao để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, hiệu quả trong mắt ứng viên?
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn và hiệu quả với ứng viên, doanh nghiệp cần một chiến lược toàn diện, tập trung vào những yếu tố sau:
1. Đánh giá thực trạng thương hiệu tuyển dụng hiện tại của doanh nghiệp
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả và bền vững, các nhà quản lý nhân sự cần bắt đầu bằng việc nhìn nhận một cách toàn diện và trung thực về hình ảnh doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Một số khía cạnh quan trọng cần được xem xét bao gồm: Năng lực lãnh đạo, môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ, văn hóa tổ chức, cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Việc đánh giá tổng thể các yếu tố này giúp nhà quản lý xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong hình ảnh tuyển dụng hiện có, từ đó định hướng rõ ràng cho chiến lược cải thiện và xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả hơn trong tương lai.
2. Xác định EVP của doanh nghiệp
EVP viết đầy đủ là Employee Value Proposition là tập hợp những lợi ích mà nhân viên nhận được khi làm việc tại công ty, bao gồm lương thưởng, phúc lợi, cơ hội phát triển, văn hóa làm việc và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. EVP cần phải độc đáo, hấp dẫn và phản ánh đúng những gì doanh nghiệp thực sự mang lại cho ứng viên làm việc tại doanh nghiệp.
3. Xây dựng thông điệp tuyển dụng nhất quán
Doanh nghiệp cần đảm bảo thông điệp thương hiệu được truyền tải một cách nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông tuyển dụng, từ website, mạng xã hội đến các sự kiện tuyển dụng. Đồng thời có thể nêu bật những điểm độc đáo và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường lao động.
4. Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông tuyển dụng
Có thể xây dựng một trang web tuyển dụng hấp dẫn, dễ điều hướng và cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp văn, hóa, cơ hội nghề nghiệp và quy trình ứng tuyển. Đồng thời tận dụng các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ câu chuyện thương hiệu, tương tác với ứng viên và quảng bá các vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc đăng tải thông tin tuyển dụng trên các trang web việc làm phù hợp với đối tượng ứng viên mục tiêu. Cũng không thể bỏ qua các hội chợ việc làm, ngày hội tuyển dụng để trực tiếp tương tác với các ứng viên tiềm năng.
5. Đo lường và đánh giá hiệu quả
Đo lường các chỉ số như số lượng ứng viên, chất lượng ứng viên, tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc, tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng để đánh giá hiệu quả của các hoạt động xây dựng thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệ, bên cạnh đó có thể thực hiện khảo sát từ các ứng viên để hiểu rõ hơn về nhận thức của ứng viên về thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp để dựa trên dữ liệu và phản hồi thu thập được, điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng để đạt được kết quả tốt nhất.
Thế nào là thương hiệu tuyển dụng? Làm sao để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, hiệu quả trong mắt ứng viên? (Hình từ internet)
Người sử dụng lao động quảng cáo gian dối về thương hiệu để tuyển dụng lao động sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về các trưởng hợp vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động và mức phạt cụ thể như sau:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Như vậy, pháp luật quy định nếu người sử dụng lao động có hành vi quảng cáo gian dối về thương hiệu để tuyển dụng lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Cần lưu ý theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Từ khóa: thương hiệu tuyển dụng xây dựng thương hiệu tuyển dụng xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn xây dựng thương hiệu người lao động người sử dụng lao động quảng cáo gian dối về thương hiệu
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;