Kịch bản phỏng vấn là gì? Cách xây dựng kịch bản phỏng vấn hiệu quả?

Kịch bản phỏng vấn là gì? Làm thế nào để xây dựng kịch bản phỏng vấn hiệu quả?

Đăng bài: 18:23 19/03/2025

Kịch bản phỏng vấn là gì?

Kịch bản phỏng vấn là một tài liệu hoặc hướng dẫn được xây dựng trước khi tiến hành buổi phỏng vấn để đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra chuyên nghiệp, hiệu quả và nhất quán. Kịch bản này giúp nhà tuyển dụng tập trung vào các tiêu chí quan trọng, đánh giá ứng viên một cách công bằng và tránh bỏ sót những câu hỏi cần thiết.

Những thành phần cơ bản của kịch bản phỏng vấn:

- Mục tiêu phỏng vấn: Xác định rõ mục đích của buổi phỏng vấn: tìm hiểu kỹ năng chuyên môn, thái độ, kinh nghiệm hay mức độ phù hợp với văn hóa công ty.

- Danh sách câu hỏi: Bao gồm các câu hỏi mở đầu (để làm quen), câu hỏi chuyên môn, câu hỏi tình huống và câu hỏi về kỹ năng mềm.

- Tiêu chí đánh giá: Đưa ra các tiêu chuẩn hoặc thang điểm để đánh giá ứng viên, như: khả năng giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

- Phân bổ thời gian: Xác định thời gian cho từng phần trong buổi phỏng vấn, đảm bảo buổi gặp gỡ không kéo dài quá lâu.

Những điều cần chuẩn bị: Ghi chú về công ty, vị trí cần tuyển dụng, hoặc những yêu cầu đặc thù liên quan đến công việc.

- Phần kết thúc: Dành cơ hội cho ứng viên đặt câu hỏi ngược lại để thể hiện sự quan tâm và làm rõ các thắc mắc của họ.

Kịch bản phỏng vấn là gì? Cách xây dựng kịch bản phỏng vấn hiệu quả?

Kịch bản phỏng vấn là gì? Cách xây dựng kịch bản phỏng vấn hiệu quả? (Hình từ Internet)

Cách xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả?

Nếu là một đại diện nhân sự, bạn phải biết cách chuẩn bị và viết kịch bản phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp. Dưới đây là 5 bước đơn giản giúp bạn thực hiện và hợp lý hoá quy trình phỏng vấn.

Bước 1: Nhận định các yêu cầu của vị trí ứng tuyển

Trước khi bắt đầu viết kịch bản phỏng vấn xin việc tuyển dụng, bạn cần dành thời gian tìm hiểu các yêu cầu về vị trí tuyển dụng. Thông tin này chính là tiền đề để bạn quyết định đưa ra những câu hỏi cho kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến các kỹ năng cốt lõi của ứng viên lý tưởng mình đang tìm kiếm. 

Bước 2: Thông tin chính của ứng viên

Khi soạn kịch bản phỏng vấn tuyển dụng, bạn đừng quên bổ sung thông tin của ứng viên. Các thông tin này bao gồm: vị trí ứng tuyển, tên ứng viên, phương thức liên lạc ứng viên, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hiện có… 

Bước 3: Viết lời giới thiệu

Trong bước tiếp theo, bạn cần viết lời giới thiệu ngắn gọn. Thông qua lời giới thiệu, bạn có thể kết nối tốt hơn với ứng viên, giúp họ đỡ căng thẳng và phần nào hiểu hơn về môi trường làm việc cũng như văn hoá công ty. 

Bước 4: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn

Một trong những nhiệm vụ tốn nhiều thời gian khi viết kịch bản phỏng vấn tuyển dụng là chuẩn bị câu hỏi. Tuỳ vào kỳ vọng của doanh nghiệp, yêu cầu về vị trí tuyển dụng đối với ứng viên, bạn có thể chuẩn bị nhiều loại câu hỏi khác nhau, cụ thể như:

* Câu hỏi mở

Đây là những câu hỏi có chiều sâu, đòi hỏi tư duy và tính linh hoạt của ứng viên. Câu hỏi mở thường dựa trên kỹ năng mềm, kinh nghiệm sống của người được phỏng vấn. Bên cạnh đó, một số câu hỏi mở còn đóng vai trò như “cầu nối” giúp ứng viên cảm thấy thoải mái và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.

- Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty này?

- Phương pháp làm việc bạn thường xuyên áp dụng là gì?

- Nếu có thể thay đổi điều gì đó về tính cách của mình, bạn sẽ thay đổi điều gì?

* Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng thường yêu cầu ứng viên trả lời ngắn gọn, xúc tích. Những câu hỏi này có vai trò truyền đạt thông tin thực tế về ứng viên cũng như kinh nghiệm làm việc của họ. Một số ví dụ về câu hỏi đóng khi tuyển dụng là:

- Trước đây, bạn đã làm ở vị trí này bao nhiêu năm?
- Bạn đã hoàn thành bao nhiêu chiến dịch truyền thông xã hội?

Bước 5: Ghi chú lại những thông tin quan trọng

Sau khi hoàn tất các bước trên, nhiệm vụ cuối cùng của bạn là ghi chú lại những suy nghĩ hoặc thông tin quan trọng trong cuộc phỏng vấn. Những thông tin này chính là cơ sở để bạn đánh giá lại khả năng của họ trong giai đoạn tuyển dụng sau này.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

24 Nguyễn Phạm Đài Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...