Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tri thức và trí thức là gì? Tri thức và trí thức khác nhau như thế nào?
Hiểu thế nào về tri thức và trí thức là gì? Tri thức và trí thức khác nhau như thế nào? Đào tạo thường xuyên có nâng cao tri thức cho nhân viên không?
Tri thức và trí thức là gì? Tri thức và trí thức khác nhau như thế nào?
Trong tiếng Việt, hai cụm từ tri thức và trí thức là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn nhưng chúng có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau tùy vào ngữ cảnh, cụ thể được phân tích như sau:
1. Tri thức:
- Về định nghĩa: bao gồm các yếu tố như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thông tin,... có thể hiểu đơn giản là toàn bộ những hiểu biết của con người về thế giới, xã hội.
- Có thể được thu nhận thông qua quá trình học tập, nghiên cứu, trải nghiệm, hoặc từ các nguồn thông tin khác nhau như mạng xã hội (facebook, tiktok,...).
- Đặc điểm chung:Tri thức là khái niệm mang tính khách quan, tri thức có thể được chia sẻ và truyền đạt cho người khác.
- Có thể được tích lũy và phát triển tri thức theo thời gian.
- Ngoài ra, tri thức có thể được ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống.
- Ví dụ cụ thể:
+ Tri thức khoa học về vật lý, hóa học, sinh học.
+ Tri thức về lịch sử, văn hóa, địa lý.
+ Tri thức về kỹ năng sử dụng máy tính, ngoại ngữ,...
2. Trí thức:
- Về định nghĩa: trí thức có được hiểu là tầng lớp những người có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nào đó.
- Trí thức thường ám chỉ những người làm việc trong các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học,...
- Đặc điểm chung: Trí thức không phải là một khái niệm trừu tượng mà là một nhóm người trong xã hội,
- Ví dụ:
+ Các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ.
+ Các nhà văn, nhà thơ, nhà báo.
+ Các kỹ sư, bác sĩ, luật sư.
Sau đây là sự khác nhau giữa tri thức và trí thức:
- Về phạm vi:
+ Tri thức là một khái niệm rộng, bao gồm tất cả những hiểu biết của con người.
+ Trí thức là một khái niệm hẹp, chỉ một nhóm người có trình độ học vấn cao.
- Về tính chất:
+ Tri thức mang tính khách quan, có thể được chia sẻ và truyền đạt.
+ Trí thức mang tính chủ quan, là một đặc điểm của một nhóm người.
- Về vai trò:
+ Tri thức là nền tảng cho sự phát triển của xã hội.
+ Trí thức là lực lượng nòng cốt trong việc phát triển khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục.
Từ phân tích ở trên thì tri thức là những hiểu biết của con người, còn trí thức là tầng lớp những người có trình độ học vấn cao.
Tri thức và trí thức là gì? Tri thức và trí thức khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)
Đào tạo thường xuyên có nâng cao tri thức cho nhân viên không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, sau khi giao kết hợp đồng lao động thì NSDLĐ có nghĩa vụ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
Như vậy, NSDLĐ có thể tổ chức những khóa đào tạo thường xuyên để nâng cao tri thức cho nhân viên bởi vì đào tạo thường xuyên là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao tri thức cho nhân viên (cải thiện kiến thức của nhân viên). Các buổi đào tạo thường xuyên có một số lợi ích nhất định như sau:
1. Cập nhật kiến thức và kỹ năng
2. Nâng cao hiệu suất làm việc
3. Phát triển kỹ năng mềm
4. Mở rộng kiến thức và tầm nhìn
5. Tăng cường sự tự tin và động lực
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];