Mô hình Lean là gì? Các bước xây dựng mô hình Lean cho doanh nghiệp hiệu quả?
Tìm hiểu qua nội dung về mô hình Lean, về khái niệm, đặc điểm và các bước xây dựng mô hình Lean cho doanh nghiệp hiệu quả?
Mô hình Lean là gì? Mô hình Lean là mô hình tinh gọn phải không?
Mô hình Lean là mô hình quản trị tinh gọn được coi là một triết lý quản trị hiện đại xây dựng dựa trên hệ thống sản xuất nổi tiếng của thương hiệu Toyota tại Nhật Bản.
Mục tiêu của mô hình Lean là loại bỏ những hoạt động không tạo ra giá trị, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, tăng năng suất và làm hài lòng khách hàng.
Khác với những mô hình truyền thống thường tập trung vào tối đa hóa sản lượng, mô hình Lean lại hướng đến tối đa hóa giá trị cho khách hàng với ít nguồn lực nhất có thể, luôn đặt khách hàng làm trung tâm, đồng thời tạo ra một hệ thống làm việc mượt mà, phản hồi nhanh và liên tục cải tiến.
Mô hình Lean là mô hình tinh gọn mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang theo đuổi, thể hiện một phong cách quản trị tinh giản, hiểu quả và tập trung một cách có hệ thống, vận hành hiệu quả nhất.
Các bước xây dựng mô hình Lean hiệu quả cho doanh nghiệp?
Để có thể triển khai mô hình Lean thành công, doanh nghiệp cần phải đi qua từng bước một cách bài bản và đồng bộ nhất. Sau đây là 6 bước nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình Lean một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Bước 1: Xác định giá trị từ góc nhìn của khách hàng
Bước đầu tiên để xây dựng mô hình Lean đều bắt đầu bằng việc hiểu rõ khách hàng thực sự cần gì, một sản phẩm có thiết kế tinh vi hay một dịch vụ có quy trình bài bản sẽ không có giá trị nếu không đáp ứng được nhu cầu cốt lõi của khách hàng. Do đó, bước đầu tiên là lắng nghe khách hàng, xác định rõ đâu là giá trị mà họ sẵn sàng trả tiền, từ đó loại bỏ các phần việc không liên quan hay dư thừa, đây chính là nền móng để xây dựng toàn bộ quy trình mô hình Lean sau đó.
Bước 2: Lập bản đồ dòng giá trị
Khi đã xác định được giá trị, doanh nghiệp cần tiến hành vẽ bản đồ dòng chảy giá trị là toàn bộ các bước tạo ra sản phẩm dịch vụ, từ khâu đầu tiên đến tay người tiêu dùng. Việc lập bản đồ này giúp nhận diện đâu là hoạt động tạo ra giá trị, đâu là lãng phí. Thông qua bản đồ dòng giá trị, các nhà quản lý có thể thấy rõ những điểm bất cập trong quy trình, những khâu dư thừa, lỗi lặp hoặc thời gian chờ đợi không cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành cải tiến toàn diện.
Bước 3: Tạo ra dòng chảy công việc liên tục
Mô hình Lean nhấn mạnh đến dòng chảy công việc trôi chảy. Khi các bước trong quy trình được sắp xếp hợp lý, hàng hóa và thông tin sẽ di chuyển nhanh chóng mà không bị gián đoạn, từ đó rút ngắn thời gian sản xuất và giao hàng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần loại bỏ mọi yếu tố gây ngắt quãng, như chờ đợi phê duyệt, thiếu nguyên liệu, lỗi giao tiếp giữa các bộ phận,… Đồng thời, cần thiết kế lại quy trình làm việc một cách mạch lạc, thống nhất, giảm thiểu chuyển giao không cần thiết.
Bước 4: Thiết lập hệ thống liên tục
Trái ngược với mô hình truyền thống thì mô hình Lean khuyến khích hệ thống sản xuất theo nhu cầu thực tế của khách hàng. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng tồn kho, tiết kiệm chi phí lưu trữ và tránh lãng phí sản phẩm. Ví dụ điển hình là việc chỉ sản xuất khi có đơn hàng sản phẩm sẽ được tạo ra đúng lúc, đúng nơi và đúng số lượng khách hàng yêu cầu. Hệ thống liên tục giúp doanh nghiệp phản ứng linh hoạt với biến động của thị trường, đồng thời tối ưu hóa vận hành.
Bước 5: Không ngừng cải tiến liên tục
Một đặc điểm nổi bật của mô hình Lean là cải tiến liên tục, mô hình này không phải là một dự án ngắn hạn, mà là một quá trình lâu dài cần sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ. Doanh nghiệp cần khuyến khích mọi thành viên từ lãnh đạo đến nhân viên cùng tham gia phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp và thử nghiệm cải tiến. Việc không ngừng cải tiến liên tục hoàn thiện quy trình sẽ giúp doanh nghiệpngày càng tiến gần hơn đến sự hoàn hảo trong vận hành.
Bước 6: Xây dựng văn hóa mô hình Lean
Không thể triển khai mô hình Lean thành công nếu không có sự cam kết từ ban lãnh đạo và sự hiểu biết sâu sắc từ đội ngũ nhân viên. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến đào tạo và xây dựng văn hóa mô hình Lean, trong đó mỗi người đều hiểu vai trò của mình và góp phần cải tiến quy trình chung. Ngoài đào tạo chuyên môn, doanh nghiệp cũng nên tạo ra môi trường làm việc cởi mở, minh bạch, nơi nhân viên được khuyến khích nêu ý kiến và thử nghiệm sáng kiến mới. Tư duy tinh gọn phải trở thành xương sống của doanh nghiệp.
Mô hình Lean là gì? Mô hình Lean là mô hình tinh gọn phải không? Các bước xây dựng mô hình Lean cho doanh nghiệp hiệu quả? (Hình từ internet)
Quyền của người sử dụng lao động là doanh nghiệp sẽ bao gồm những quyền gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người sử dụng lao động là doanh nghiệp như sau:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: Mô hình Lean mô hình tinh gọn xây dựng mô hình Lean doanh nghiệp người sử dụng lao động Mô hình Lean là gì
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;