Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Top những lý do khiến nhân viên nghỉ việc? Bí quyết cho nhà tuyển dụng giữ chân người tài?
Top những lý do khiến nhân viên nghỉ việc? Bí quyết cho nhà tuyển dụng giữ chân người tài?
Top những lý do khiến nhân viên nghỉ việc
Trong môi trường lao động hiện đại, việc nhân viên nghỉ việc là thách thức không nhỏ đối với các nhà tuyển dụng. Dưới đây là phân tích chi tiết về những lý do nghỉ việc phổ biến khiến nhân viên nghỉ việc và giải pháp hiệu quả giúp giữ chân người tài.
1. Không được ghi nhận
Sự ghi nhận là nhu cầu quan trọng đối với người lao động. Khi nhân viên nỗ lực đồng góp nhưng không nhận được sự ghi nhận từ lãnh đạo, họ sẽ cảm thấy bị xem nhẹ, hoặc thấy mình vô dụng dẫn đến việc mất động lực để đi làm và dễ dàng tìm kiếm môi trường làm việc khác.
2. Công việc quá tải, lương không xứng đáng
Việc giao việc quá sức mà không kèm theo đãi ngộ hợp lý cũng sẽ dễ khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, không có động lực để tiếp tục cống hiến. Đặc biệt, khi những đóng góp đó không được đáp ứng với mức lương phù hợp, nguy cơ nhân viên rời bỏ sẽ càng cao.
3. Thiếu cơ hội phát triển
Những nhân viên có tâm huyết luôn mong muốn được phát triển nghề nghiệp, có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Khi họ cảm thấy bản thân không có cơ hội nâng cao kỹ năng hoặc thăng tiến, họ sẽ có xu hướng rời bỏ để tìm kiếm môi trường mới.
4. Văn hóa độc hại
Môi trường làm việc thiếu tính đoàn kết, thường xuyên có mâu thuẫn, đấu đá nhau giữa đồng nghiệp với nhau hoặc giữa nhân viên với lãnh đạo sẽ tác động nghiêm trọng đến tinh thần nhân viên, kéo theo sợi tư duy tiêu cực dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc.
5. Lãnh đạo không truyền cảm hứng
Lãnh đạo là người trực tiếp tác động đến động lực và sự gắn kết của nhân viên. Khi lãnh đạo thiếu sự đồng cảm, không tạo động lực hoặc thậm chí đối xử áp đặt sẽ dễ kéo theo làn sóng nhân viên rời đi.
Top những lý do khiến nhân viên nghỉ việc? Bí quyết cho nhà tuyển dụng giữ chân người tài? (Hình từ Internet)
Bí quyết cho nhà tuyển dụng giữ chân người tài
Những nhân viên giỏi không chỉ là tài sản quý giá mà còn là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giữ chân đội ngũ này đòi hỏi nhà tuyển dụng cần đặt tâm huyết và có chiến lược hợp lý. Dưới đây là những bí quyết giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ giữ chân người tài.
1. Lắng nghe nhân viên
Sự giao tiếp hiệu quả và khả năng lắng nghe là cốt lõi trong việc xây dựng sự gắn kết với nhân viên. Khi nhà tuyển dụng biết lắng nghe, thấu hiểu và đón nhận ý kiến của nhân viên, họ sẽ cảm thấy được trân trọng và nhận thức rõ giá trị cũng như tầm quan trọng của mình trong tổ chức.
Doanh nghiệp có thể tổ chức những buổi trao đổi, gặp gỡ trực tiếp hoặc sử dụng các kênh giao tiếp nội bộ để thu thập ý kiến, giải quyết kịp thời những khó khăn mà nhân viên gặp phải để tránh tình trạng nhân viên nghỉ việc.
2. Ghi nhận nỗ lực của nhân viên
Việc ghi nhận đóng góp của nhân viên là cách hiệu quả giúp họ cảm thấy được trân trọng. Những hình thức khen thưởng, tuyên dương công khai hay đơn giản chỉ là một lời khen chân thành cũng đủ để tăng sự gắn bó và trung thành của nhân viên.
Doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình "nhân viên của tháng", thưởng thêm phúc lợi hoặc khen ngợi công khai trong các buổi họp để nhân viên cảm nhận rõ rệ công sức mình bỏ ra đã được trân trọng.
3. Tạo môi trường tích cực
Một môi trường làm việc thân thiện, công bằng và khích lệ cống hiến sẽ tăng sự trung thành của nhân viên. Doanh nghiệp nên đề cao văn hóa đồng đồng, táo dựng cơ hội kết nối thông qua các hoạt động tập thể, teambuilding hoặc sinh hoạt nhóm.
Ngoài ra, cần táo không gian làm việc linh hoạt, khuyến khích ý tưởng sáng tạo và tằng cường tương tác giữa các bộ phận để nhân viên cảm nhận hồa đồng và hứng thú trong công việc.
4. Giúp nhân viên phát triển
Sự phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn là nhu cầu chính đáng của mỗi người lao động. Doanh nghiệp cần đầu tư và tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn và cung cấp cơ hội thăng tiến rõ ràng.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cần đề cao sự khuyến khích nhân viên chủ động học hỏi và phát triển bản thân, tăng cường việc giao nhiệm vụ mới để nhân viên được trải nghiệm, học hỏi và phát huy tối đa khả năng.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ
Theo đó người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động theo đúng thời hạn nêu trên. Trường hợp thuộc khoản 2 Điều này thì có quyền chấm dứt ngay mà không cần báo trước.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];