Làm việc từ xa hay làm việc tại văn phòng truyền thống: Lựa chọn nào tốt cho sự nghiệp lâu dài?
Ưu nhược điểm của làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Làm việc từ xa hay làm việc tại văn phòng truyền thống: Lựa chọn nào tốt cho sự nghiệp lâu dài?
Làm việc từ xa là một mô hình vận hành doanh nghiệp không mới, nhưng những năm gần đây đột ngột nóng lên bởi tác động của thiên tai, dịch bệnh gây nguy hiểm cho nhân viên nếu tiếp tục làm việc tại văn phòng, điển hình là Covid-19.
Làm việc từ xa là hình thức làm việc mà nhân viên có thể thực hiện công việc của mình ở bất kỳ đâu có kết nối internet, thay vì phải đến văn phòng làm việc cố định. Điều này có nghĩa là bạn có thể làm việc tại nhà, quán cà phê, thư viện, hoặc bất kỳ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái và hiệu quả
Làm việc từ xa có thực sự tốt hơn làm việc tại văn phòng truyền thống?
1. Ưu nhược điểm của làm việc từ xa
- Ưu điểm
+ Tiết kiệm chi phí.
+ Tăng năng suất và linh hoạt cho nhân viên.
+ Mở rộng cơ hội tuyển dụng đối với những nhân viên ở tỉnh thành khác, tối ưu nguồn nhân tài.
+ Bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng điện năng công nghiệp và phương tiện giao thông.
- Nhược điểm
+ Giảm sự kết nối và tương tác giữa các nhân viên.
+ Khó để quản lý hiệu suất làm việc với các tác nhân từ môi trường làm việc ngoài văn phòng.
+ Rủi ro lớn về an ninh mạng.
2. Ưu nhược điểm của làm việc tại văn phòng
- Ưu điểm
+ Tăng cường hợp tác, trao đổi trực tiếp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhân viên mới dễ hòa nhật và học hỏi kinh nghiệm.
+ Kiểm soát chất lượng công việc tốt hơn, phát hiện kịp thời những sai sót để quản lý.
- Nhược điểm
+ Không có tính linh hoạt, tuân thủ theo giờ giấc cố định.
+ Tốn thời gian cho việc di chuyển, chi phí đi lại.
+ Chi phí vận hành văn phòng cao.
+ Gây căng thẳng khi có áp lực thời gian, môi trường làm việc gò bó.
+ Hạn chế cơ hội tuyển dụng người tài ở xa .
=> Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình làm việc Hybrid kết hợp giữa làm việc tại nhà và làm việc tại văn phòng, cho phép nhân viên linh hoạt trong công việc và sắp xếp cuộc sống cá nhân. Đây được xem là giải pháp cân bằng, tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức làm việc.
Làm việc từ xa hay làm việc tại văn phòng truyền thống: Lựa chọn nào tốt cho sự nghiệp lâu dài? (Hình ảnh từ Internet)
Địa điểm làm việc của người lao động có được khác với nội dung đã giao kết trong hợp đồng lao động không?
Tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2019 quy định công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, tại khoản 1, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
Như vậy, địa điểm làm việc phải được thực hiện theo đúng như địa điểm được quy định trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, địa điểm làm việc có thể được thay đổi. Bởi trường hợp thay đổi công việc theo quy nêu trên có thể dẫn đến việc thay đổi địa điểm làm việc để phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ của công ty.
Do vậy, khi người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác hoặc thuộc vào trường hợp được chuyển công việc quy định trên thì người sử dụng lao động mới có thể chuyển người lao động làm việc ở địa điểm khác.
Từ khóa: làm việc từ xa làm việc tại văn phòng người sử dụng lao động làm việc tại văn phòng truyền thống Địa điểm làm việc người lao động hợp đồng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;