Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự?

Tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow. Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự?

Đăng bài: 11:25 19/04/2025

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ, tên đầy đủ là Abraham Harold Maslow (1908 - 1970).

Nhu cầu là một yêu cầu hoặc điều gì đó mà con người cảm thấy thiết yếu, quan trọng hoặc muốn có để đáp ứng sự thiếu hụt về thể chất hoặc tinh thần.

Theo lý thuyết của Abraham Maslow, con người có một số nhu cầu cơ bản và tất cả các nhu cầu này được sắp xếp thành 5 bậc thang, từ nhu cầu cơ bản nhất ở bậc dưới cùng cho đến nhu cầu cao cấp hơn ở bậc trên cùng.

=> Tháp nhu cầu Maslow có thể hiểu là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con người, thứ tự tháp từ dưới lên như sau:

- Physiological Needs: Nhu cầu sinh lý như ăn cơm, uống nước, ngủ nghỉ, quần áo, nơi ở....

- Safety Needs: Nhu‍ cầu‍ an‍ toàn như an ninh xã hội, sức khỏe, việc làm...

- Love/ Belonging Needs: Nhu‍ cầu‍ xã‍ hội như tình bạn, tình yêu, gia đình...

- Esteem Needs: Nhu‍ cầu‍ được‍ kính‍ trọng như lòng tự trọng, uy tín, địa vị

- Self-Actualization Needs: Nhu‍ cầu‍ thể‍ hiện‍ bản‍ thân như theo đuổi đam mê, lý tưởng sống...

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự? (Hình từ Internet)

Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự?

Tháp nhu cầu Maslow không chỉ tồn tại trong cuộc sống cá nhân mà còn trong mọi khía cạnh khác. Những nhu cầu mà nhà tâm lý học Maslow mô tả trong tháp nhu cầu Maslow là đều có thể trở thành tham chiếu cho những nhu cầu mà nhân viên muốn được thỏa mãn tại nơi làm việc. 

Physiological Needs: Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu vật chất cơ bản. Là những yếu tố cần thiết, không thể bị trì hoãn mà mọi người cần cho cuộc sống bình thường, ví dụ như không khí, thức ăn, đồ uống, giấc ngủ,… 

Động lực của nhu cầu sinh lý đến từ bản năng sinh tồn của một người, nó thúc đẩy năng suất làm việc của một nhân viên. Các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý của nhân viên thông qua các yếu tố sau:

- Một mức lương đủ để đáp ứng, giúp nhân viên có thể chi trả cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như: tiền thuê nhà,  sinh hoạt, ăn uống, đi lại… 

- Thời gian nghỉ ngơi: Có quy định về thời gian làm việc, lượng công việc, hạn chế làm quá giờ gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần. Thiết kế nghỉ giữa giờ, giờ nghỉ trưa để ăn uống và ngủ trưa hồi phục tinh thần và sức khỏe.

Safety Needs: Nhu‍ cầu‍ an‍ toàn

Việc phân tích các nhu cầu sinh lý cho phép các doanh nghiệp xây dựng các chính sách phù hợp cho nhân viên như:

- Chương trình khám sức khỏe định kỳ, du lịch, nghỉ mát hàng năm, thưởng doanh số, miễn phí ăn trưa, ăn giữa ca, tiệc liên hoan định kỳ, … 

- Đảm bảo sự ổn định, môi trường làm việc an toàn, nhân viên không bị bạo lực và bắt nạt.

- Quy định tăng ca hợp lý, chế độ lương thưởng rõ ràng khi nhân viên làm quá giờ.

- Đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho nhân viên như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động,…

Love/ Belonging Needs: Nhu‍ cầu‍ xã‍ hội

Với tư cách là người sử dụng lao động, doanh nghiệp có thể tạo dựng môi trường và các chương trình đảm bảo nhu cầu về xã hội cho nhân viên như:

- Xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, nhân viên có thể trao đổi và học hỏi từ đồng nghiệp, quản lý và lãnh đạo. Công ty có những văn hóa, giá trị cốt lõi, … để nhân viên cùng nhau xây dựng, thực hiện.

- Tổ chức các bữa tiệc, tặng quà và các dịp đặc biệt như ngày lễ và sinh nhật. Thông báo trước cho nhân viên về các sự kiện giao lưu sắp diễn ra trong công ty…

- Tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội hợp tác, trao đổi với các bộ phận khác.

- Doanh nghiệp quan tâm đến nhân viên nhiều hơn, nhất là khi họ gặp khó khăn hoặc cần giúp đỡ.

Esteem Needs: Nhu‍ cầu‍ được‍ kính‍ trọng

Là một nhà lãnh đạo - đại diện cho công ty, có nhiều cách để doanh nghiệp có thể công nhận những nỗ lực của nhân viên đang nỗ lực và gửi gắm đến họ sự tôn trọng, trân trọng như: 

- Công nhận và khen ngợi khi hoàn thành công việc của họ.  

- Có quy định cụ thể, công bằng khi đánh giá năng lực của nhân viên. Chính sách khen thưởng nhân viên mới, nhân viên xuất sắc, nhân viên cống hiến,…

- Khen ngợi nhân viên vì những đóng góp của họ và thông báo thành tích của họ cho cả nhóm.

- Tăng lương, thưởng khi nhân viên có đạt thành tích xuất sắc, vượt KPI,…

Self-Actualization Needs: Nhu‍ cầu‍ thể‍ hiện‍ bản‍ thân

Là một người sử dụng người lao động, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện và có trách nhiệm giúp nhân viên trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ bằng các hình thức như sau:

- Khuyến khích nhân viên phát huy khả năng và vận dụng sáng tạo, phục vụ phát triển công việc trong doanh nghiệp.

- Tạo môi trường để nhân viên phát huy tính sáng tạo, áp dụng các sáng kiến ​​mới trong công việc.

- Khuyến khích họ học tập, tiếp thu những kiến ​​thức mới để góp phần xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp và tài năng.

- Tham khảo ý kiến và để nhân viên tham gia vào các quá trình đưa ra quyết định cho hoạt động của công ty.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động là gì?

Người sử dụng lao động có các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019:

- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

7 Nguyễn Thị Khánh Linh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...