Quản trị hiệu suất là gì? Vai trò của quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp? Quy trình tiến hành quản trị hiệu suất cho doanh nghiệp?
Quản trị hiệu suất là gì? Quản trị hiệu suất có vai trò gì trong hoạt động của doanh nghiệp? Các bước tiến hành quản trị hiệu suất cho doanh nghiệp?
Quản trị hiệu suất là gì? Vai trò của quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp?
Quản trị hiệu suất là gì?
Quản trị hiệu suất là quy trình doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên, nhóm nhân viên và cả doanh nghiệp. Quản trị hiệu suất giúp doanh nghiệp đảm bảo nhân sự đang làm việc đúng hướng, đúng mục tiêu doanh nghiệp đặt ra và nhân viên được phát huy khả năng làm việc.
Vai trò của quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp?
Đối với doanh nghiệp: Việc quản trị hiệu suất giúp doanh nghiệp nắm bắt được năng lực làm việc của từng nhân viên. Từ đó đưa ra đánh giá và có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp để nâng cao hiệu quả hoàn thành công việc chung.
Đối với nhân viên: Quản trị hiệu suất giúp nhân viên đánh giá được năng lực làm việc của bản thân. Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có sự điều chỉnh, cải thiện phù hợp với yêu cầu của công việc.
Quản trị hiệu suất là gì? Vai trò của quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Quy trình tiến hành quản trị hiệu suất cho doanh nghiệp?
1/ Thiết lập mục tiêu cụ thể
Bước đầu tiên để doanh nghiệp tiến hành quản trị hiệu suất là đặt ra mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu chung trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau đó tiến hành phân công xuống từng phòng ban. Từ phòng ban sẽ phân công xuống cho từng nhân viên.
Việc đặt ra mục tiêu cụ thể không chỉ giúp nhân viên thấy được mục đích của quá trình làm việc mà còn giúp quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, góp phần nâng cao chất lượng công việc.
2/ Tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể
Sau khi đã thiết mục mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc quản trị hiệu suất. Một kế hoạch quản trị hiệu suất hiệu quả là một kế hoạch có đầy đủ mục tiêu, nội dung cần thực hiện, thời hạn thực hiện và các mục tiêu cần đạt được trong các bước.
3/ Thiết lập quy trình đánh giá hiệu suất
Doanh nghiệp cần tiến hành thiết lập hệ thống đánh giá hiệu suất công bằng và minh bạch. Đánh giá hiệu suất có thể dựa trên năng lực làm việc, mức độ đóng góp, khả năng tư duy, hợp tác, thái độ của nhân viên trong quá trình làm việc. Ngoài ra việc đánh giá phải có sự thống nhất trong toàn doanh nghiệp và có sự liên kết chặt chẽ với mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.
4/ Tiến hành theo dõi định kỳ
Doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá định đình để có thể cập nhập tiến độ hoàn thành mục tiêu. Việc theo dõi định kỳ giúp phát hiện các vấn đề từ sớm và có thể giải quyết vấn đề dễ dàng hơn tránh dồn áp lực về giai đoạn cuối kế hoạch. Có thể tiến thành theo dõi kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, hàng quý tùy vào quy mô doanh nghiệp và đặc thù công việc.
5/ Tiến hành đánh giá và đưa ra phản hồi
Bước cuối cùng để doanh nghiệp tiến hành quản trị hiệu suất hiệu quả doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá các công việc đã thực hiện. Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra ban đầu và đưa ra lời phản hồi cho nhân viên. Có thể tiến hành nhận xét nhân viên khen thưởng, góp ý, cải thiện hoặc cho phép nhân viên đưa ra phản hồi, nhận xét về quy trình, kết quả để rút kinh nghiệm.
Người sử dụng lao động có những quyền gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có những quyền sau đây:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: Quản trị hiệu suất Quản trị hiệu suất là gì Doanh nghiệp tiến hành quản trị hiệu suất Quản trị hiệu suất hiệu quả Vai trò của quản trị hiệu suất Người sử dụng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;