Mô hình kaizen là gì? Các bước xây dựng mô hình kaizen cho doanh nghiệp hiệu quả?
Tìm hiểu về mô hình kaizen thông qua nắm rõ về khái niệm và các bước xây dựng mô hình kaizen cho doanh nghiệp hiệu quả.
Mô hình kaizen là gì?
Kaizen là một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là cải tiến liên tục hay được hiểu là thay đổi để tốt hơn. Mô hình kaizen không chỉ là mô hình quản lý mà còn là một triết lý sống và làm việc, đề cao những thay đổi nhỏ nhưng điều đặn, nhằm mang lại những kết quả tích cực lâu dài trông doanh nghiệp.
Mô hình kaizen nổi tiếng khi được áp dụng trong tập đoàn Toyota góp phần tạo nên phép màu kinh tế Nhật Bản sau thế chiến thứ hai. Giai đoạn hiện nay, mô hình kaizen được xem là bí kíp nâng cao năng suất, chất lượng và tinh thần làm việc trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Các nguyên lý của mô hình kaizen:
- Mỗi ngày một cải tiến nhỏ sẽ tạo ra hiệu ứng tích lũy đáng kể.
- Không chỉ quản lý, mà tất cả nhân viên đều có trách nhiệm phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp.
- Luôn tìm cách giải quyết tốt hơn.
- Cải tiến không nằm trên giấy, mà phải triển khai thực tế và đo lường được.
Các bước xây dựng mô hình kaizen cho doanh nghiệp hiệu quả?
Bước 1: Đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu cải tiến
Trước khi bắt tay vào triển khai mô hình Kaizen, doanh nghiệp cần thực hiện một bước đánh giá toàn diện để hiểu rõ hiện trạng hoạt động của mình. Điều này bao gồm việc khảo sát quy trình làm việc, xác định các điểm còn bất thường và vấn đề tồn đọng ở từng bộ phận.
Song song đó, việc xác lập mục tiêu cụ thể như giảm thiểu sai lỗi, rút ngắn thời gian xử lý, hay tối ưu năng suất sẽ đóng vai trò định hướng và đo lường kết quả trong suốt quá trình triển khai mô hình kaizen.
Bước 2: Xây dựng tư duy và văn hóa kaizen trong toàn doanh nghiệp
Mô hình kaizen không thể thành công nếu chỉ xuất phát từ một vài cá nhân hay phòng ban điều quan trọng là phải tạo ra một nền văn hóa cải tiến liên tục, nơi mọi thành viên đều có tư duy luôn luôn tốt hơn qua từng ngày.
Doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ để giới thiệu triết lý của mô hình kaizen, cũng như truyền thông mạnh mẽ thông qua các khẩu hiệu, bảng tin, cuộc thi ý tưởng, hoặc chia sẻ câu chuyện cải tiến thành công. Việc xây dựng được một môi trường khuyến khích chủ động thay đổi sẽ giúp kaizen trở thành một phần của nếp nghĩ và hành động thường ngày trong tổ chức.
Bước 4: Xây dựng hệ thống đánh giá khen thưởng
Để duy trì và khuyến khích tinh thần cải tiến trong tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế ghi nhận và khen thưởng thích đáng. Mỗi nhóm hoặc cá nhân đóng góp ý tưởng cải tiến đều nên được đánh giá dựa trên hiệu quả thực tế, tính khả thi và mức độ áp dụng rộng rãi.
Bước 5: Duy trì và mở rộng quy mô áp dụng
Mô hình kaizen không phải là một dự án ngắn hạn mà là một phương pháp lâu dài cần được duy trì thường xuyên. Doanh nghiệp nên đưa hoạt động của mô hình kaizen vào hệ thống đánh giá hiệu suất và đào tạo định kỳ.
Ngoài ra, những cải tiến hiệu quả cần được lưu trữ và chia sẻ để xây dựng thành ngân hàng ý tưởng chung cho toàn doanh nghiệp. Đây chính là cách để mô hình kaizen phát triển bền vững và trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược quản lý hiện đại trong doanh nghiệp.
Mô hình kaizen là gì? Các bước xây dựng mô hình kaizen cho doanh nghiệp hiệu quả? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có quyền gì theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau:
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: Mô hình kaizen Kaizen là gì Xây dựng mô hình kaizen Các bước xây dựng mô hình kaizen Quyền của doanh nghiệp Doanh nghiệp Kinh doanh
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;