Hệ quả của việc thiếu đạo đức nghề nghiệp? 5 cách xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho bản thân hiệu quả?
Tìm hiểu về hệ quả của việc thiếu đạo đức nghề nghiệp? 5 cách xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho bản thân hiệu quả?
Hệ quả của việc thiếu đạo đức nghề nghiệp?
Một số hệ quả của việc thiếu đạo đức nghề nghiệp có thể nêu như:
Mất uy tín cá nhân và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Người thiếu đạo đức nghề nghiệp sẽ sớm mất đi lòng tin từ đồng nghiệp, cấp trên, đối tác và khách hàng. Dù họ có giỏi chuyên môn đến đâu, một khi không trung thực, vô trách nhiệm hay vi phạm chuẩn mực đạo đức, thì sự nghiệp cũng sẽ bị gián đoạn hoặc chấm dứt.
Một nhân viên thiếu đạo đức nghề nghiệp: Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn làm xấu hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Ví dụ: một nhân viên bán hàng gian lận, một bác sĩ làm sai quy trình, hay một nhà báo bịa tin... tất cả đều khiến tổ chức bị mất niềm tin, kéo theo giảm doanh thu, mất khách hàng.
Tạo ra văn hóa làm việc tiêu cực: Nếu trong một tổ chức mà thiếu sự kiểm soát về đạo đức nghề nghiệp, sẽ hình thành văn hóa làm việc tiêu cực, thiếu trách nhiệm, mạnh ai nấy làm. Nhân viên không còn tôn trọng nội quy, dễ sa vào thói quen đối phó, đùn đẩy trách nhiệm, dối trá để bảo vệ thành tích cá nhân. Điều này dần phá vỡ tinh thần làm việc nhóm, lòng trung thành và sự gắn bó với công ty.
Có thể dẫn đến vi phạm pháp luật: Trong nhiều trường hợp, thiếu đạo đức nghề nghiệp không chỉ dừng lại ở "sai về mặt đạo lý", mà còn vi phạm pháp luật. Ví dụ: biển thủ tài sản công ty, lừa dối khách hàng, tiết lộ bí mật kinh doanh, giả mạo giấy tờ…
5 cách xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho bản thân hiệu quả?
Có nhiều cách cách xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho bản thân hiệu quả, tuy nhiên có thể tham khảo 5 cách sau:
(1) Hiểu rõ và tuân thủ các nguyên tắc, quy định nghề nghiệp
Để hành xử đúng mực trong công việc, trước tiên bạn cần nắm vững các quy định, chuẩn mực đạo đức liên quan đến nghề nghiệp của mình. Điều này bao gồm: Quy tắc ứng xử trong ngành, chuẩn mực về bảo mật thông tin và luật pháp và các quy định nội bộ công ty
(2) Luôn trung thực và có trách nhiệm với công việc
Trung thực là yếu tố cốt lõi của đạo đức nghề nghiệp. Trong bất kỳ tình huống nào, bạn nên nói sự thật, không bao biện, không che giấu sai sót. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm thể hiện ở việc: Hoàn thành công việc đúng hạn, đúng chất lượng, không đổ lỗi khi gặp khó khăn và sẵn sàng chịu trách nhiệm với những gì mình làm
(3) Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng
Một người có đạo đức nghề nghiệp tốt luôn biết tôn trọng người khác, dù họ là khách hàng, đồng nghiệp, cấp dưới hay cấp trên. Tôn trọng thể hiện qua:Cách giao tiếp lịch sự, lắng nghe ý kiến người khác, không kỳ thị, nói xấu sau lưng và biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đối với đồng nghiệp trong cùng môi trường làm việc
(4) Không ngừng học hỏi và phát triển bản thân
Đạo đức nghề nghiệp không chỉ là chuyện “đúng - sai”, mà còn là nỗ lực vươn lên để làm tốt hơn mỗi ngày. Người có đạo đức nghề nghiệp sẽ chủ động học hỏi cái mới sẵn sàng nhận góp ý và không ngại thay đổi để phục vụ công việc tốt hơn. Việc học hỏi không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn thể hiện tinh thần cầu tiến còn là một phần quan trọng của đạo đức nghề nghiệp.
(5) Nói không với tiêu cực và hành vi trái đạo đức nghề nghiệp
Trong quá trình làm việc, sẽ có lúc bạn bị cuốn vào môi trường nhiều cám dỗ, cạnh tranh không lành mạnh hoặc bị lôi kéo làm điều sai trái. Lúc đó, việc kiên định với giá trị đạo đức cá nhân là rất quan trọng. Bạn hãy xây dựng đạo đức nghề nghiệp của bản thân bằng cách dứt khoát từ chối việc gian lận, đút lót, lừa dối, báo cáo khi phát hiện hành vi sai phạm và hãy giữ lập trường rõ ràng trước những việc làm trái pháp luật và lương tâm.
Hệ quả của việc thiếu đạo đức nghề nghiệp? 5 cách xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho bản thân hiệu quả? (Hình từ Internet)
Trong môi trường làm việc người lao động có những quyền gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 trong môi trường làm việc người lao động có những quyền như sau
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
