Growth Mindset là gì? Tư duy phát triển - Chìa khóa bứt phá trong sự nghiệp
Tìm hiểu về Growth Mindset và các tư duy phát triển bản thân làm chìa khóa bứt phá sự nghiệp thành công
Growth Mindset là gì?
Growth Mindset (tư duy phát triển) là một kiểu tư duy tin rằng khả năng, trí tuệ và tài năng không phải là yếu tố cố định, mà hoàn toàn có thể phát triển thông qua nỗ lực, học hỏi và sự kiên trì. Khái niệm này được đưa ra bởi nhà tâm lý học người Mỹ Carol S. Dweck, giáo sư tại Đại học Stanford.
Đặc điểm của người có Growth Mindset (Tư duy phát triển):
- Tin rằng nỗ lực và luyện tập sẽ dẫn đến tiến bộ.
- Đón nhận phản hồi để cải thiện bản thân.
- Coi khó khăn là cơ hội để học hỏi.
- Không sợ thất bại, mà học từ nó.
Vai trò của Growth Mindset (Tư duy phát triển): Người có Growth Mindset không bị bó buộc bởi năng lực hiện tại mà luôn tìm cách vươn lên, luôn tìm kiếm cơ hội để học và cải thiện bản thân, tạo sự tự tin của họ đến từ quá trình tiến bộ, không phụ thuộc vào tài năng bẩm sinh.
Tư duy phát triển - Chìa khóa bứt phá trong sự nghiệp
Tư duy phát triển (Growth Mindset) thực sự là một chìa khóa quan trọng để bứt phá trong sự nghiệp. Nó không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà là một cách tiếp cận mạnh mẽ đối với công việc, học tập và những thách thức.
(1) Tư duy chủ động
Người chủ động không chờ việc đến với mình, họ tự tìm việc, tạo việc, và tìm hướng phát triển đây là tư duy chủ động và là đặc điểm chung của những cá nhân xuất sắc trong mọi ngành nghề. Khi tạo tính chủ động đối với việc làm sẽ làm chủ con đường sự nghiệp của chính mình, thay vì để người khác quyết định thay.
(2) Tư duy học hỏi suốt đời
Thế giới càng thay đổi từng ngày nếu không học hỏi sẽ có thể chở nên lạc lậu tụt lại phía xa con đường sự nghiệp của mình, vì vậy hãy nên có tư duy học hỏi suốt đời, không ngừng học nhiều cái mới, tiếp thu những kiến thức sâu rộng hãy đọc sách, học kỹ năng mới, lắng nghe người giỏi hơn.
(3) Tư duy tích cực
Không phải ai cũng gặp may mắn trong công việc, những người có tư duy tích cực luôn tìm được lý do để tiếp tục họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, tìm bài học trong thất bại từ đó nhìn thấy hướng giải quyết trong mọi vấn đề. Tư duy tích cực không chỉ giúp giữ vững tinh thần, mà còn là lợi thế trong giao tiếp và bứt phá sự nghiệp thăng tiến trong công việc
(4) Tư duy linh hoạt
Đôi khi kế hoạch trong hành trang nghề nghiệp của bản thân sẽ không như ý, môi trường thay đổi, công việc không như mong muốn lúc đó người có tư duy linh hoạt sẽ không hoảng sợ, mà sẽ điều chỉnh hướng đi một cách phù hợp điều chỉnh nhịp nhàng công việc của mình, người linh hoạt sẽ luôn có lựa chọn, trong khi người cứng nhắc dễ bị mắc kẹt trong một hướng đi công việc không có lối thoát
(5) Tư duy phản biện
Đừng chấp nhận mọi thứ chỉ vì nó luôn như vậy nó là khuôn khổ mà hãy rèn luyện cho bản thân một tư duy phản biện thật sắc bén, có tư duy phản biện sẽ giúp hiểu sâu, nghĩ kỹ và quyết định thông minh trong công việc. Tư duy phản biện có thể coi là công cụ mạnh mẽ để trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy nhất trong hành trang nghề nghiệp của bản thân chính chúng ta.
Growth Mindset là gì? Những tư duy phát triển tao chìa khóa bứt phá sự nghiệp của bạn? (Hình từ Internet)
Người lao động sẽ có những quyền lợi gì trong môi trường làm việc?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động trong môi trường làm việc như sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
