Cách xử lý khi nhân viên có thái độ không hợp tác mà không cần to tiếng
Cách xử lý khi nhân viên có thái độ không hợp tác mà không cần to tiếng. Dưới đây là những cách xử lý hiệu quả mà vẫn giữ được môi trường làm việc hiệu quả, tích cực.
Cách xử lý khi nhân viên có thái độ không hợp tác mà không cần to tiếng
Kiểm tra lại cách giao việc và kỳ vọng trong công việc
Nhiều trường hợp nhân viên trở nên khó hợp tác chỉ vì họ đang không thực sự yêu cầu của cấp trên, không hiểu mình đang làm gì và tại sao phải làm. Trong những tình huống như vậy, với vai trò là quản lý bạn nên tự đặt ra các câu hỏi:
- Mình đã giao việc rõ ràng chưa?
- Mình có đang kỳ vọng điều gì đó vượt quá khả năng của nhân viên hay không?
- Nhân viên đã hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc này chưa?
Gợi ý giải pháp:
- Giao việc với mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Trong trường hợp cần thiết, đưa ra lý do vì sao việc đó quan trọng.
- Giao thời hạn hoàn thành cụ thể.
Có thể ghi nhận bằng văn bản, hoặc giao việc qua email, tin nhắn nội bộ để sau này dễ đối chiếu.
Làm rõ vấn đề thông qua các buổi trò chuyện 1-1
- Tránh góp ý trực tiếp trong các buổi họp chung, hãy chọn cách trao đổi nhẹ nhàng hơn.
- Hẹn nhân viên trao đổi riêng, tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái, không bị áp lực.
- Dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, trung lập, tránh sử dụng câu từ gay gắt: “Tôi muốn biết lý do vì sao gần đây bạn lại vô trách nhiệm, không tham gia vào các công việc của nhóm?”
Gợi ý: Hãy chọn lắng nghe trước khi đưa ra lời phản hồi.
Không chỉ trích - Hãy đưa ra giải pháp
Sau khi đã lắng nghe. Trong trường hợp nhân viên không hợp tác vì thiếu trách nhiệm, bạn cần:
- Đưa ra kỳ vọng cụ thể, rõ ràng: “Tôi cần bạn tham gia đầy đủ các cuộc họp của nhóm để nắm bắt thông tin kịp thời”
- Hỏi giải pháp từ chính người nhân viên đó: “Bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc này?” hay “Bạn cần thêm hỗ trợ nào để thành thành tốt nhiệm vụ này không?”
Lưu ý: Không nên nói kiểu mỉa mai, so sánh với nhân viên khác hay đổ lỗi. Những câu kiểu đó chỉ khiến đối phương thêm chống đối.
Luôn theo dõi và phản hồi đúng lúc
Trao đổi thôi chưa đủ. Điều quan trọng bạn cần làm là theo dõi kết quả sau đó. Hãy quan sát xem:
- Nhân viên đó có cải thiện không.
- Nếu có thay đổi tích cực, đừng quên ghi nhận kịp thời. Nếu cần thiết hãy đưa ra lời cảm ơn và phản hồi tích cực trước cả nhóm.
- Nếu tình hình không chuyển biến tốt hơn, có thể tiến hành phản hồi lần hai. Trong trường hợp này có thể bằng văn bản để chuẩn bị cho phương án xử lý tiếp theo.
Tôn trọng và giữ ranh giới
Nếu trong một tập thể có một nhân viên không hợp tác thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tập thể. Bạn nên thể hiện rõ thái độ rằng:
- Bạn sẽ không làm thay, không bao che cho những hành vi đó.
- Bạn sẵn sàng hỗ trợ nếu họ chủ động thay đổi.
- Mọi hành vi đề có hệ quả rõ ràng.
Trường hợp xấu nhất, nếu nhân viên đó không hợp tác kéo dài làm ảnh hưởng đến kết quả chung của nhóm, bạn có thể tiến hành các bước xử lý tiếp theo như:
- Tiến hành kỷ luật.
- Báo cáo cho cấp trên cao hơn (nếu bạn không có quyền kỷ luật).
- Cân nhắc việc luân chuyển, hoặc xử lý theo quy trình nội bộ.
Cách xử lý khi nhân viên có thái độ không hợp tác mà không cần to tiếng (Hình từ internet)
Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Từ khóa: nhân viên có thái độ không hợp tác nhân viên không hợp tác người lao động người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;