Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng ACB?
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng ACB? Ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương có phải là ngày lễ lớn của nước ta?
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng ACB?
Theo thông báo mới nhất của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của ngân hàng như sau:
Thời gian nghỉ lễ: thứ Hai, ngày 07.04.2025 và hoạt động trở lại vào thứ Ba, ngày 08.04.2025.
Lưu ý: Các dịch vụ Ngân hàng số (ACB ONE, ACB ONE BIZ, ACB ONE PRO, VIDEO CALL), ATM, Phòng chăm sóc & dịch vụ khách hàng của ngân hàng ACB vẫn hoạt động bình thường trong suốt thời gian nghỉ lễ để thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng.
Lưu ý: Thông tin Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng ACB? mang tính chất tham khảo!
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng ACB? (Hình từ Internet)
Ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Và theo quy định thì Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn của nước Việt Nam ta.
Người lao động có được thưởng vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương không?
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, hiện nay, pháp luật không có quy định công ty phải bắt buộc thưởng vào ngày lễ cho người lao động.
Tuy nhiên, người lao động có thể được doanh nghiệp thưởng vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;
- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng vào ngày lễ trong quy chế thưởng đã được công bố đó.
Mức thưởng cho người lao động sẽ do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thưởng vào ngày lễ phù hợp cho người lao động.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
Tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm:
[1] Phân biệt đối xử trong lao động.
[2] Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
[3] Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
[4] Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
[5] Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
[6] Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
[7] Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];