Thả hoa đăng tại Chùa Tam Chúc mừng Đại lễ Vesak lúc mấy giờ?
Thời gian tổ chức thả hoa đăng tại Chủa Tam Chúc mừng Đại lễ Vesak 2025? Trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ thả hoa đăng của Chùa Tam Chúc là gì?
Thả hoa đăng tại Chùa Tam Chúc mừng Đại lễ Vesak lúc mấy giờ?
Đại lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được Phật giáo tổ chức hằng năm để tôn vinh đến những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị,...
Năm 2025, Đại lễ Vesak được đăng cai tổ chức tại TPHCM nhân dịp 50 năm kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 80 năm ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững."
Xá lợi Phật đã được đưa từ Ấn Độ về Việt Nam, sau đó tôn trí tại Chùa Thanh Tâm (TPHCM) thì đưa lên Tây Ninh, sau đó ra Hà Nội và cuối cùng tại Chùa Tam Chúc - Hà Nam.
Theo đó, tại chùa Tam Chúc sẽ diễn ra các hoạt động, chương trình thú vị như: Lần đầu tiên cung rước Xá lợi Đức Phật Thích Ca - Quốc bảo Ấn Độ về Việt Nam, Kính mừng Đại lễ Phật Đản Vesak 2025, Trồng Cây Từ Tâm - Ươm mầm trí tuệ, Đêm hoa đăng cầu nguyên Quốc thái dân an và tri ân tưởn niệm, Cung tiễn Xá lợi đi sân bay Nội bài.
Một trong những sự kiện được các Phật tử, người dân quan tâm đó là thả hoa đăng tại chùa Tam Chúc. Thả hoa đăng là dịp thắp sáng những chiếc đèn được trang trí hình dáng như những bông hoa, nhằm tôn vinh các giá trị tâm linh, văn hóa, và tinh thần của người Việt Nam.
Bên cạnh những hoạt động trên, còn có những hoạt động văn hóa tâm linh như: Cung đường cầu đạo, Lễ hội ẩm thực chay...
Theo đó, thả hoa đăng tại chùa Tam Chúc mừng Đại lễ Vesak vào lúc 19 giờ đến 22 giờ ngày 20 tháng 5 năm 2025.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thời gian thả hoa đăng tại Chùa Tam Chúc mừng Đại lễ Vesak 2025.
Thả hoa đăng tại Chùa Tam Chúc mừng Đại lễ Vesak lúc mấy giờ? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ thả hoa đăng của Chùa Tam Chúc là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Theo đó, người lao động tham gia lễ thả hoa đăng của Chùa Tam Chúc cần có trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm cac quy định nêu trên thì còn phải thực hiện các quy định sau:
+ Không đi lễ hội trong giờ hành chính;
+ Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Từ khóa: Thả hoa đăng Thả hoa đăng tại Chùa Tam Chúc Đại lễ Vesak Chùa Tam Chúc lễ thả hoa đăng Người tham gia lễ hội Trách nhiệm
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;