Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
6 cách lắng nghe nhân viên hiệu quả nâng tầm nội bộ doanh nghiệp của nhà quản lý thông minh?
Để có thể xây dựng một nội bộ vững mạnh và hiệu quả nhà quản lý cần phải hiểu cách lắng nghe nhân viên sau đây se tìm hiểu 7 cách lắng nghe nhân viên hiệu quả nâng tầm nội bộ doanh nghiệp của nhà quản lý thông minh
6 cách lắng nghe nhân viên hiệu quả nâng tầm nội bộ doanh nghiệp của nhà quản lý thông minh?
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc giữ chân nhân tài và tạo động lực làm việc cho nhân viên trở thành yếu tố sống còn với doanh nghiệp. Một trong những bí quyết giúp các nhà quản lý nâng tầm đội ngũ và nội lực tổ chức chính là khả năng lắng nghe nhưng là lắng nghe có chiến lược, có chiều sâu và hành động kịp thời.
Lắng nghe nhân viên hiệu quả không chỉ giúp giải quyết xung đột nội bộ, mà còn góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, nâng tầm nội bộ doanh nghiệp, nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng và có giá trị. Sau đây là 6 cách thức mà một nhà lãnh đạo thông minh có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả lắng nghe nhân viên từ đó thúc đẩy hiệu suất và sự gắn bó trong tổ chức:
(1) Tạo không gian và thời gian phù hợp để lắng nghe nhân viên
Lắng nghe nhân viên hiệu quả không thể diễn ra trong sự vội vàng và nhanh chóng. Vì vậy, một nhà quản lý thông minh cần chủ động tạo ra không gian và thời điểm phù hợp để nhân viên có thể chia sẻ một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Có thể là một buổi cà phê ngắn không chính thức vào buổi sáng. Hoặc tổ chức các phiên “1:1” định kỳ để cập nhật tâm lý, kỳ vọng, hay thậm chí là những vướng mắc cá nhân ảnh hưởng đến công việc.
(2) Chủ động lắng nghe nhân viên bằng cả trái tim không chỉ bằng tai
Lắng nghe giỏi không đơn thuần là tiếp nhận âm thanh mà là tiếp nhận cả cảm xúc và bối cảnh phía sau lời nói. "Nghe bằng tai" sẽ chỉ thấy câu chữ, còn "nghe bằng trái tim" sẽ thấu cảm được cả những điều chưa nói. Nên hãy quan sát ánh mắt, giọng nói, thái độ của nhân viên vì đó là những tín hiệu cảm xúc mạnh mẽ.
Nếu một nhân viên trả lời “Dạ, em ổn” nhưng ánh mắt né tránh và giọng nói gượng gạo, thì đó là một lời cầu cứu ẩn giấu. Người lãnh đạo biết cảm nhận tinh tế sẽ từ đó dẫn dắt câu chuyện khéo léo, giúp nhân viên giải tỏa những áp lực bên trong, từ đó xây dựng mối quan hệ tin cậy và lâu dài.
(3) Thiết lập cơ chế phản hồi không chỉ lắng nghe
Ở nhiều tổ chức, nhân viên không nói ra vấn đề không phải vì họ không có vấn đề mà vì họ không cảm thấy an toàn để lên tiếng. Do đó, nhà quản lý thông minh cần tạo một văn hóa nơi phản hồi được khuyến khích, và những ai dám nói không bị phán xét. Sau đấy một số cách để làm điều này:
- Tổ chức "hộp thư góp ý ẩn danh" nhưng cần cho thấy sự nghiêm túc trong việc xử lý các phản hồi đó.
- Xây dựng các buổi đối thoại cởi mở định kỳ để nhân viên bày tỏ suy nghĩ.
Thiết lập đội ngũ “đại sứ nội bộ” những người đại diện từng phòng ban có khả năng truyền tải ý kiến từ dưới lên trên một cách khách quan.
- Khi nhân viên có quyền được nói và thấy được ý kiến của mình được tiếp thu nghiêm túc, họ sẽ gắn bó mạnh mẽ hơn với doanh nghiệp.
(4) Đặt câu hỏi khai mở điều chưa được nói
Lắng nghe nhân viên hiệu quả luôn đi kèm với khả năng đặt câu hỏi đúng chỗ và đúng thời điểm. Một câu hỏi hay có thể giúp nhân viên mở lòng, giúp nhà quản lý hiểu sâu hơn mà không khiến người đối diện cảm thấy bị “điều tra”.
Ví dụ:
“Sao em lại làm sai cái này?”
Mà “Theo em, đâu là yếu tố khiến kết quả chưa như mong đợi?”
“Dạo này có chuyện gì không?”
Mà “Gần đây anh thấy em có vẻ trầm hơn. Có điều gì khiến em đang lo nghĩ không?”.
(5) Thể hiện hành động để nhân viên có thể cảm thấy mình đang thật sự lắng nghe
Một trong những lỗi lớn của các nhà quản lý là lắng nghe nhưng không làm gì cả. Điều này làm mất đi sự tin tưởng mà nhân viên vừa mới mở lòng xây dựng.Khi một nhân viên góp ý về quy trình làm việc bất hợp lý, hãy xem xét thay đổi hoặc giải thích rõ lý do không thay đổi. Khi một nhân viên chia sẻ áp lực cá nhân, hãy hỗ trợ bằng những biện pháp linh hoạt như giảm khối lượng công việc tạm thời, hay điều chỉnh lịch làm việc. Hành động chính là mức độ cao nhất của sự lắng nghe hiệu quả.
(6) Lắng nghe như một chiến lược không phải một kỹ năng tạm thời
Cuối cùng, hãy nhìn nhận việc lắng nghe nhân viên như một phần trong chiến lược phát triển nhân sự và văn hóa doanh nghiệp, chứ không chỉ là hành vi ứng phó tạm thời khi có khủng hoảng. Khi một nhà quản lý lắng nghe một cách liên tục, xuyên suốt, có hệ thống và lấy nhân viên làm trung tâm, họ đang tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự đổi mới, sáng tạo và tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
6 cách lắng nghe nhân viên hiệu quả nâng tầm nội bộ doanh nghiệp của nhà quản lý thông minh? (Hình từ Internet)
Trong môi trường làm việc người sử dụng lao động có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];