Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh Việt Nam năm 2025 chi tiết nhất?

Tổng hợp đáp án Cuộc thi vnmac.gov.vn 2025 chi tiết nhất? Trình độ đào tạo và từng cấp học trong hệ thống giáo dục quy định như thế nào?

Đăng bài: 11:12 16/04/2025

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh Việt Nam năm 2025 chi tiết nhất?

Dưới đây là đáp án Cuộc thi trực tuyến "Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh Việt Nam" năm 2025 chi tiết nhất:

Câu 1: Hình dạng của bom mìn, vật nổ như thế nào?

A. Bom mìn, vật nổ có nhiều hình dạng khác nhau như dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả dứa, quả ổi, to, nhỏ, vv…

B. Bom mìn, vật nổ thường chỉ có hình tròn

C. Bom mìn, vật nổ thường chỉ có hình trụ

Câu 2: Hiện nay, ngoài bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, còn những đồ vật gì có thể gây nổ khi sử dụng?

A. Pin và ắc quy chứa các chất hóa học có thể gây nổ hoặc cháy nếu bị hỏng hoặc sử dụng không đúng cách

B. Có thể tìm kiếm phế liệu là bom mìn, vật nổ ở những vùng chiến sự cũ vì chúng không gây nguy hiểm

C. Bình gas dùng để nấu ăn hay bình xăng dùng cho các thiết bị cầm tay, có thể gây nổ nếu bị đập hoặc nếu có rò rỉ khí gas

D. Các vật liệu nổ như pháo hoa và đạn dược, kể cả khi chúng không sử dụng, vẫn mang theo nguy cơ nổ nếu bị tác động mạnh hoặc nếu bị xử lý không đúng

E. Tất cả các ý trên

Câu 3: Bom mìn, vật nổ được làm từ chất liệu gì?

A. Nhôm

B. Đồng

C. Sắt

D. Bằng nhiều chất liệu khác nhau

Câu 4: Nếu phát hiện hành vi tìm kiếm phế liệu từ bom mìn, vật nổ, anh/chị cần làm gì?

A. Khuyên can người đó dừng hành vi này lại

B. Báo cáo chính quyền địa phương để ngăn chặn hành động này

C. Cả A và B

Câu 5: Trong một buổi lao động tại khuôn viên nhà trường, một em học sinh tình cờ phát hiện thấy một vật lạ nghi là bom mìn, vật nổ và báo với giáo viên, giáo viên sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Thu nhặt vật lạ để báo cáo cho nhà trường

B. Cảnh báo toàn bộ học sinh và giáo viên tránh xa vật lạ và báo lại nhà trường và chính quyền địa phương để xử lý

C. Im lặng và lấp đất lại

Câu 6: Có thể tìm kiếm phế liệu là bom mìn, vật nổ ở những vùng chiến sự cũ hay không?

A. Không được tìm kiếm phế liệu ở những vùng chiến sự cũ vì bom mìn, vật nổ có thể phát nổ bất cứ lúc nào

B. Có thể tìm kiếm phế liệu là bom mìn, vật nổ ở những vùng chiến sự cũ vì chúng không gây nguy hiểm

Câu 7: Theo báo cáo của Trung tâm hành động bom mìn Việt Nam VNMAC, giai đoạn 2005-2010 có bao nhiêu vụ tai nạn bom mìn?

A. 500 vụ tai nạn bom mìn

B. 1,813 vụ tai nạn bom mìn

C. 1000 vụ tai nạn bom mìn

Câu 8: Việc khắc phục hậu quả của tai nạn bom mìn là trách nhiệm của ai?

A. Gia đình nạn nhân bom mìn

B. Bản thân nạn nhân bom mìn

C. Của toàn xã hội

Câu 9: Những nạn nhân bom mìn có cuộc sống như thế nào?

A. Do bị thương tật, họ không có tương lai tươi sáng

B. Họ sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội

C. Họ vẫn có thể sống có ích cho gia đình và xã hội và có cuộc sống tốt đẹp

Câu 10: Đâu là cách giao tiếp, ứng xử không đúng với người khuyết tật trong đó có nạn nhân bom mìn?

A. Có thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng

B. Đồng cảm, vị tha và sẵn sàng giúp họ vượt qua khó khăn

C. Tỏ ra khinh thường họ

Câu 11: Đâu là những hoạt động thiện nguyện mà giáo viên có thể khuyến khích các em học sinh tham gia?

A. Quyên góp giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân khó khăn do tai nạn bom mìn

B. Ủng hộ lương thực, thực phẩm cho những gia đình khó khăn về kinh tế do tai nạn bom mìn

C. Tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia những hoạt động thiện nguyện giúp đỡ nạn nhân bom mìn và gia đình của họ

D. Tất cả những hoạt động trên

Câu 12: Nỗ lực khắc phục hậu quả do bom mìn vật nổ gây ra có phải là biểu hiện của tình yêu hòa bình không?

A. Có

B. Không

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình

D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác

Câu 14: Việt Nam hiện có bao nhiêu tỉnh, thành bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ?

A. 63/63 tỉnh, thành phố bị ô nhiễm

B. 6 tỉnh thuộc khu vực miền Trung

C. Các tỉnh biên giới phía Bắc

Câu 15: Nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao gặp phải các tai nạn về bom mìn, vật nổ?

A. Nông dân làm việc ngoài đồng ruộng

B. Những người đi kiếm củi trong rừng

C. Những người thu mua phế liệu hoặc rà tìm phế liệu

D. Trẻ em

E. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Mảnh bom mìn, vật nổ còn sót lại có còn nguy hiểm hay không?

Đáp án:

B. Đã hết nguy hiểm 

Câu 17: Khi giáo viên phát hiện hành động cưa, đục, chơi đùa với vật lạ nghi là bom mìn, vật nổ của học sinh, chúng ta cần phải làm gì?

Đáp án:

C. Ngăn chặn hành động của học sinh và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất về vị trí của vật lạ nghi là bom mìn vật nổ. Giải thích cho học sinh cách phòng tránh tai nạn bom mìn 

Câu 18: Trong đời sống kinh tế, tai nạn bom mìn gây ra những hậu quả gì?

Đáp án:

D. Tất cả các ý trên 

Câu 19: Là giáo viên, thầy cô sẽ hướng dẫn trẻ em nuôi dưỡng tình yêu hòa bình như thế nào?

Đáp án:

C. Cả A và B đều đúng

Câu 20: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của

Đáp án:

A. Của tất cả các quốc gia trên thế giới

Câu 21: Trong quá trình giảng dạy nội dung tích hợp GDPTTNBMVN cho học sinh, thầy/cô nên sử dụng giáo cụ trực quan nào trong các tiết dạy này? Mô hình thủ công về bom mìn, vật nổ Vật thật (bom mìn & vật liệu nổ cũ) Tranh ảnh, video clips về chủ đề phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ

Đáp án:

C. Tranh ảnh, video clips về chủ đề phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ 

Lưu ý: Đáp án Cuộc thi trực tuyến "Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh Việt Nam" năm 2025 chi tiết nhất chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến

Đáp án Cuộc thi trực tuyến "Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh Việt Nam" năm 2025 chi tiết nhất? (Hình internet)

Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân
...
2. Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
a) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
b) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
c) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

Như vậy, nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:

+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;

+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;

+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

Phương tiện và hình thức nào để giáo dục pháp luật hiện nay?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Như vậy, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là:

- Họp báo, thông cáo báo chí.

- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

-Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

3 Lại Thị Ngọc Huyền

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...