Thư ký Tòa án làm gì? Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật mới ra trường
Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật mới ra trường - Thư ký Tòa án làm gì? Thư ký Tòa án được nâng ngạch phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Thư ký Tòa án làm gì? Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật mới ra trường
Trong hệ thống tư pháp của Việt Nam hiện nay, Thư ký Tòa án là một trong những công việc quan trọng trong hoạt động tố tụng, xét xử tại Tòa án. Công việc này thường dành cho các cử nhân Luật mới ra trường làm việc phù hợp với vị trí chuyên ngành và còn là con đường phát triển lâu dài của những người có mong muốn trở thành Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân các cấp.
Thư ký Tòa án là người thực hiện việc giúp đỡ các công việc, hoạt động của Thẩm phán trong các giai đoạn công việc từ tiếp nhận thông tin, chuẩn bị và lên lịch trình, và thực hiện công việc chuyên môn trong quá trình xét xử và sau quá trình xét xử. Một số công việc như:
- Soạn thảo và văn bản, hồ sơ về hoạt động tố tụng theo yêu cầu của Thẩm phán.
- Ghi biên bản phiên tòa và biên bản phiên họp làm việc xét xử.
- Thống kê và lưu trữ các hồ sơ, các vụ việc mà thẩm phán mình phụ việc đã tiếp nhận và xét xử.
- Hướng dẫn, hoặc tiếp nhận các đơn, thư từ, thông tin, tài liệu từ đương sự.
- Thực hiện các thủ tục như lấy số, soạn thảo quyết định để tiến hành mở phiên xét xử.
- Phối hợp với các bộ phận thuộc Tòa án để làm việc hiệu quả.
Công việc của Thư ký Tòa án đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, không có sai sót do có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý cao, mang tính bảo mật và cần tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Hiện nay, có thể thấy Thư ký Tòa án là công việc rất phù hợp với các cử nhân luật mới ra trường làm việc trong hệ thống tư pháp bởi:
[1] Đây là công việc không cần các chứng chỉ hành nghề hoặc thời gian dài để tham gia nhiều quá trình và điều kiện mà cần tham gia cuộc thi tuyển chọn, được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm vào chức danh công việc.
[2] Là con đường vững chắc trong công việc giúp nghiên cứu thêm các công việc và vấn đề pháp lý bám sát thực tế, phục vụ sâu cho quá trình học tập và rèn luyện đặc biệt đối với người có mong muốn trở thành Thẩm phán, Chánh án, Kiểm sát viên, Công chứng viên,...
[3] Công việc có mức độ ổn định và lâu dài, có quy định mức lương cụ thể và phụ cấp, ưu đãi nghề nghiệp, chế độ chính sách riêng theo quy định nhà nước.
[4] Có quy định phương thức được nâng ngạch và nâng bậc chức danh công việc rõ ràng để thăng tiến.
Tóm lại, Thư ký Tòa án là một công việc rất đáng để lựa chọn đối với các cử nhân luật mới ra trường. Ngoài việc được tiếp cận với các vấn đề pháp lý thực tế thì còn có nhiều cơ hội phát triển đặc biệt là trong thời điểm của hệ thống tư pháp hiện đại ngày nay.
>> Kỹ năng chuyên môn của Thư ký Tòa án theo tiêu chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ là gì?
Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật mới ra trường - Thư ký Tòa án làm gì? (Hình từ Internet)
Thư ký Tòa án được nâng ngạch phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 12 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định để được nâng ngạch thì Thư ký Tòa án phải tuân thủ cá nguyên tắc sau:
- Đối tượng dự thi phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch dự thi theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017.
- Việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án được thực hiện theo tuần tự từ ngạch thấp lên ngạch cao liền kề, cụ thể là: Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên, từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính và từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp.
- Kỳ thi nâng ngạch được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh giữa các Thư ký Tòa án trong cùng Tòa án nhân dân. Thư ký Tòa án có đủ các điều kiện được đăng ký dự thi nâng ngạch theo nguyên tắc không hạn chế số lượng trên mỗi chỉ tiêu nâng ngạch.
- Kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án được tổ chức làm 02 kỳ vào tháng 5 và tháng 11 hằng năm. Trường hợp cần thiết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định bổ sung kỳ thi nâng ngạch Thư ký Tòa án.
- Việc tổ chức thi nâng ngạch Thư ký Tòa án được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao cho Học viện Tòa án, phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao thực hiện.
Từ khóa: Thư ký Tòa án Thư ký Tòa án làm gì Cử nhân luật mới ra trường Tòa án nhân dân Thư ký viên
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;