Vai trò của nhà tuyển dụng trong việc thúc đẩy sự công bằng và hòa nhập nơi làm việc

Vai trò của nhà tuyển dụng trong việc giúp thúc đẩy sự công bằng và mang lại sự hòa nhập nơi làm việc

Đăng bài: 09:45 12/04/2025

Vai trò của nhà tuyển dụng trong việc thúc đẩy sự công bằng và hòa nhập nơi làm việc

Trong bối cảnh hiện đại, khi những yếu  tố về đa dạng, công bằng và hòa nhập đã trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững của hầu hết các doanh nghiệp, bên cạnh đó vai trò của nhà tuyển dụng ngày càng trở nên quan trọng và mang tính quyết định. 

Vì họ không chỉ là người tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng còn là người tạo ra sự thay đổi văn hóa từ bên trong của tổ chức. Đồng thời góp phần định hình môi trường làm việc một cách công bằng, mở rộng nhiều cơ hội cho mọi cá nhân và thúc đẩy sự hòa nhập giữa các nhóm nhân sự khác nhau.

Nhận diện vai trò mở rộng của nhà tuyển dụng

Thông thường các nhà tuyển dụng vẫn luôn chỉ làm việc với nhiệm vụ chính là lựa chọn, đánh giá và thu hút ứng viên sao cho phù hợp với vị trí mà  doanh nghiệp cần. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, vai trò này đã không còn dừng lại ở việc "lấp đầy vị trí", mà còn mang theo một trách nhiệm xã hội và đạo đức.

Việc các nhà tuyển dụng hiện đại cần hiểu rằng, mỗi một quyết định tuyển dụng không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, mà còn tác động đến cấu trúc đa dạng và sự hòa hợp trong toàn bộ tổ chức.

Điều này đặc biệt quan trọng khi các doanh nghiệp ngày càng hướng tới xây dựng hình ảnh của một tổ chức có trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt và đề cao giá trị con người. Trong vai trò này, nhà tuyển dụng không chỉ là người thực thi, mà còn là người kiến tạo.

Gỡ bỏ định kiến và mở rộng góc nhìn tuyển dụng

Một trong những rào cản lớn nhất trong hành trình thúc đẩy công bằng và hòa nhập là đưa định kiến từ xưa vào trong quá trình tuyển chọn.

Bởi vì những thành kiến về giới tính, tuổi tác, khu vực địa lý, ngoại hình, thậm chí cả tên gọi, hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng mà không có cơ sở rõ ràng về năng lực chuyên môn.

Vai trò của nhà tuyển dụng là phải nhận diện và chủ động vượt qua những định kiến này. Việc sử dụng các công cụ đánh giá ứng viên khách quan, các bài test dựa trên năng lực thực tế và đặt trọng tâm vào kỹ năng thay vì lý lịch là những phương pháp đã và đang chứng minh hiệu quả.

Đồng thời, nhà tuyển dụng cần được đào tạo về tư duy không thiên vị để đảm bảo rằng mỗi ứng viên đều có một cơ hội ngang bằng khi bước vào quy trình tuyển dụng.

Ví dụ: Một công ty công nghệ từng loại hồ sơ có tên "Nguyễn Văn A" vì cho rằng đó là tên “phổ biến” và không gây ấn tượng.

Sau khi nhận ra thì nhà tuyển dụng quyết định áp dụng phương pháp ẩn danh lý lịch, chỉ đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng test và bài làm thực tế. Kết quả, họ đã tuyển được một kỹ sư giỏi, hiện là trưởng nhóm phát triển sản phẩm chủ lực.

Tạo dựng quy trình tuyển dụng toàn diện

Một quy trình tuyển dụng toàn diện là quy trình không có sự loại trừ đối với bất kỳ nhóm đối tượng nào dựa trên các đặc điểm cá nhân không liên quan đến năng lực nghề nghiệp. 

Bởi vì các nhà tuyển dụng thường đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng quy trình này từ khâu thông báo tuyển dụng, phỏng vấn cho đến lựa chọn cuối cùng.

Cụ thể, thông báo tuyển dụng cần sử dụng ngôn ngữ trung lập về giới, không bao hàm những yêu cầu ngầm định có thể làm nản lòng những người thuộc nhóm thiểu số. 

Các buổi phỏng vấn nên được thiết kế đa dạng để phù hợp với nhiều kiểu ứng viên, cụ thể như ứng viên khuyết tật, người chuyển giới, người lớn tuổi hay người thuộc các dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn có thể áp dụng các hình thức phỏng vấn ẩn danh hoặc tuyển dụng theo kỹ năng thực hành thay vì hồ sơ lý lịch, nhằm hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố không liên quan đến hiệu suất công việc.

Ví dụ: Trong một đợt tuyển dụng nhân viên văn phòng, một nhà tuyển dụng đã nhận được hồ sơ từ một ứng viên khiếm thính. 

Nhưng thay vì từ chối do lo ngại về giao tiếp, họ đã chủ động sắp xếp phỏng vấn qua email và mời ứng viên thử làm việc với sự hỗ trợ từ phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói. Ứng viên không chỉ làm tốt công việc, mà còn giúp công ty cải thiện hệ thống hỗ trợ cho người khuyết tật.

Thúc đẩy văn hóa hòa nhập từ giai đoạn đầu

Một trong những đóng góp vô cùng quan trọng khác của nhà tuyển dụng là xây dựng và lan tỏa văn hóa hòa nhập ngay từ vòng ứng tuyển. Điều này có thể bắt đầu từ việc giới thiệu về những cam kết của doanh nghiệp đối với đa dạng và hòa nhập trong các tài liệu truyền thông tuyển dụng. 

Khi ứng viên cảm nhận được rằng tổ chức đang chú trọng đến con người hơn các khuôn mẫu, họ sẽ chủ động thể hiện bản thân một cách chân thực, từ đó tăng khả năng tương tác lâu dài giữa hai bên.

Sau khi ứng viên trở thành nhân viên, nhà tuyển dụng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ hòa nhập môi trường làm việc thông qua việc liên kết với bộ phận nhân sự để xây dựng các chương trình đào tạo, cố vấn, hoặc nhóm hỗ trợ nội bộ. 

Những hành động này không chỉ giúp cá nhân phát triển, mà còn tăng mức độ gắn kết và giữ chân nhân tài.

Ví dụ: Một doanh nghiệp thời trang trong chiến dịch tuyển dụng đã đăng kèm thông điệp: “Chúng tôi chào đón tất cả ứng viên – không phân biệt giới tính, ngoại hình, sắc tộc, hay xuất thân.” 

Nhờ thông điệp rõ ràng này, họ nhận được nhiều hồ sơ từ các nhóm ứng viên đa dạng hơn trước, trong đó có những tài năng tiềm ẩn chưa từng nghĩ mình đủ “phù hợp” để nộp đơn.

Trở thành người đại diện cho sự thay đổi

Trong nhiều tổ chức, các nhà tuyển dụng chính là một trong những “cửa ngõ” đầu tiên mà ứng viên phải tương tác. Chính vì vậy, họ có thể được xem là người đại diện cho hình ảnh và giá trị mà doanh nghiệp đang muốn truyền tải ra bên ngoài. 

Khi một nhà tuyển dụng thể hiện rõ cam kết về sự công bằng và hòa nhập, thì họ không chỉ đang giúp xây dựng uy tín thương hiệu tuyển dụng, mà còn góp phần định hình xu hướng tuyển dụng tích cực trong toàn ngành.

Bằng việc chủ động đề xuất  các chính sách, thay đổi quy trình, thúc đẩy các chương trình tuyển dụng đa dạng và lên tiếng khi phát hiện sự thiếu công bằng, nhà tuyển dụng trở thành một tác nhân chủ động, thay vì thụ động trong việc kiến tạo môi trường làm việc công bằng.

Ví dụ: Một nhà tuyển dụng trong lĩnh vực truyền thông sau khi tham gia buổi đào tạo về đa dạng và hòa nhập đã đề xuất tổ chức riêng các chương trình tuyển dụng cho người LGBT+ và người chuyển giới. Nhờ vậy, công ty không chỉ thu hút được những nhân tài sáng tạo mà còn xây dựng được hình ảnh tích cực trong cộng đồng.

Tóm lại việc thúc đẩy sự công bằng và hòa nhập không chỉ là trách nhiệm của ban lãnh đạo hay bộ phận nhân sự, mà còn là nhiệm vụ trọng yếu của từng nhà tuyển dụng trong tổ chức. Họ không chỉ lựa chọn con người, mà còn lựa chọn những giá trị sẽ định hình văn hóa tổ chức trong tương lai. 

Khi nhà tuyển dụng hiểu được sức ảnh hưởng của mình và vận dụng nó một cách có ý thức, họ sẽ góp phần xây dựng nên một môi trường làm việc bình đẳng, cởi mở và bền vững hơn cho tất cả mọi người

Vai trò của nhà tuyển dụng trong việc thúc đẩy sự công bằng và hòa nhập nơi làm việc

Vai trò của nhà tuyển dụng trong việc thúc đẩy sự công bằng và hòa nhập nơi làm việc (Hình từ Internet)

Những hình thức mà nhà tuyển dụng thường dùng để tuyển dụng lao động?

Căn cứ theo ĐIều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hình thức tuyển dụng lao động như sau:

Tuyển dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.

2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Theo quy định nêu trên thì có 03 hình thức tuyển dụng lao động sau:

- Trực tiếp tuyển dụng;

- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm;

- Thông qua các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.

6 Trần Thị Lan Anh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...